Vì sao ByteDance là startup thành công nhất thế giới (phần 1)

THÁI HIỆP 24/03/2022 05:04

Mười năm tuổi, gần 2 tỷ người dùng, trị giá công ty 400 tỷ USD, bí quyết thành công của ByteDance là gì?

>>TikTok thành công từ chiến lược nhạy bén của ByteDance

Chỉ mới 10 năm tuổi song ByteDance đã phá vỡ các kỷ lục về tốc độ phát triển và trở thành công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới. Hiện nay, giá trị của công ty đã đạt mức 400 tỷ USD. Vào năm 2021, với 1,9 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng ở 150 quốc gia và số lượng nhân viên hơn 110.000 người, công ty đã ghi nhận mức doanh thu đáng kinh ngạc 58 tỷ USD.

Hầu hết người dùng chỉ biết đến công ty qua ứng dụng video nổi tiếng TikTok, đã được tải xuống hơn 3 tỷ lần trên toàn cầu, một thành tích chỉ theo sau Meta. Nhưng ByteDance thực sự đã tạo ra nhiều thành công liên tiếp - trong số đó là sản phẩm đầu tiên của hãng, Toutiao, ứng dụng tin tức phổ biến nhất ở Trung Quốc, hiện có 320 triệu người dùng hoạt động hằng tháng và Douyin, một phiên bản TikTok cho thị trường Trung Quốc. Toutiao và Douyin chiếm 20% và 60% tổng doanh thu quảng cáo của công ty.

ByteDance đã quản lý như thế nào để luôn thành công như vậy? Theo Havard Business Review, một yếu tố đóng góp quan trọng là chiến lược đổi mới của hãng, dựa trên nền tảng dịch vụ chia sẻ hay còn gọi là Shared Service Platform (SSP).

Đội ngũ chuyên biệt

Bytedance sử dụng nền tảng SSP của mình khác với hầu hết các công ty. Các nhóm hoặc đơn vị sản phẩm của công ty không kiểm soát tài nguyên hoạt động của riêng mình. Thay vào đó, nhiều hoạt động kinh doanh, công nghệ và điều hành chung (trong đó có nhân sự và pháp lý) được tập trung và tổ chức thành các nhóm tương ứng. Các nhóm có chuyên môn cao để có thể tìm thấy đúng nhân sự và triển khai linh hoạt khi cần thiết cho mỗi dự án kinh doanh mới.

Các công cụ đám mây và các công cụ liên quan đến bộ máy hành chính cho phép ByteDance duy trì thiết lập tổ chức có vẻ phức tạp này. Đội ngũ sản phẩm vẫn tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của khách hàng, nhưng họ dựa vào các nhóm SSP khác nhau để đẩy nhanh sự phát triển và tăng trưởng.

Ví dụ: khi ByteDance giao nhiệm vụ cho một nhóm liên doanh mới điều tra nhu cầu của người dùng và cơ hội thị trường, nhóm có thể gặp các chuyên gia nghiên cứu người dùng tại SSP để được hỗ trợ dữ liệu, tiết kiệm thời gian phân tích thị trường.

 >>ByteDance "lao đao" vì đâu?

Ở các công ty khác, những nhiệm vụ này do nhóm sản phẩm đảm nhận, vốn ít khi được trang bị đầy đủ công cụ để thu thập các thông tin cần thiết. Sau đó, khi nhu cầu phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới được xác thực, nhóm sản phẩm sẽ được ghép nối với các kỹ sư ở cấp SSP để phát triển sản phẩm hay dịch vụ đó.

Trong một số trường hợp, nhóm sản phẩm tùy chỉnh các công nghệ hiện có đã được SSP phát triển. Thuật toán là một trường hợp điển hình. Các nhóm sản phẩm tại ByteDance làm việc với các kỹ sư thuật toán SSP để tinh chỉnh các công cụ đề xuất nội dung.

SSP cũng đã tập hợp các nhóm quan trọng khác: nhóm phát triển người dùng, giúp xác định và có được người dùng mong muốn; nhóm nội dung, thiết lập quan hệ đối tác để tiếp thu nội dung mới; nhóm phân tích, giúp phát triển thông tin chi tiết về người dùng sâu hơn; và nhóm bán hàng, những nhóm thúc đẩy doanh thu.

Nhờ có SSP mà các nhóm sản phẩm thực tế có xu hướng nhỏ và tập trung, đặc biệt là trong giai đoạn thăm dò. Douyin vốn bắt đầu chỉ với một số ít nhân viên. Điều quan trọng là mối quan hệ giữa SSP và các nhóm sản phẩm là cộng sinh và cùng có lợi. Chính vòng lặp liên tục khám phá và cải tiến này đã tạo nên thành công của ByteDance.

>>ByteDance tham vọng bá chủ mảng game

Dựa trên SSP của mình, ByteDance đã phát triển các chiến lược tăng trưởng và đổi mới độc đáo. Các chiến lược này có năm đặc điểm chính:

Thăm dò rộng rãi

Kể từ những ngày đầu tiên, ByteDance đã tìm kiếm các cơ hội sản phẩm mới và không ngần ngại cử nhiều nhóm vào cùng một phân khúc. Công ty thậm chí đã tung ra 12 ứng dụng nội dung giải trí trong vài tháng đầu tiên với tư cách là một công ty và 20 ứng dụng để thử nghiệm các cơ hội thị trường nước ngoài vào năm 2015.

Công ty cũng có hai nhóm khác đang ấp ủ các sản phẩm video ngắn cùng lúc với Douyin. Từ năm 2018 đến năm 2020, công ty đã có ít nhất 140 ứng dụng trên 11 ngành dọc khác nhau có sẵn trong các cửa hàng ứng dụng.

Vòng lặp nhanh chóng

ByteDance cũng nổi tiếng về tốc độ phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường, phần lớn trong số đó được hỗ trợ bởi SSP. Công ty chỉ mất bốn tháng để tung ra một ứng dụng giáo dục mà theo một nhân viên, có thể các đối thủ cạnh tranh sẽ phải mất 18 tháng để ra mắt.

Tuy nhiên, ngay khi ra mắt sản phẩm mới, ByteDance chấm dứt các sản phẩm không hoạt động tốt và giải thể hoặc cấu hình lại các nhóm sản phẩm liên quan. Không giống như các công ty khác, nhân viên của ByteDance có thể cùng một lúc tham gia nhiều dự án mà một vài trong số đó có thể không bao giờ được triển khai.

Tập trung có chọn lọc

Công ty phân bổ các nguồn lực quan trọng cho một số ưu tiên chọn lọc trong một khoảng thời gian nhất định. Ba năm đầu tiên của hãng bị chi phối bởi các thử nghiệm nội dung văn bản và hình ảnh liên quan đến sự thành công của Toutiao trong khi năm 2016 đánh dấu sự chuyển hướng sang video ngắn.

Sau ba năm thử nghiệm, ByteDance coi việc phát triển kinh doanh giáo dục trở thành ưu tiên hàng đầu, tung ra trên 11 sản phẩm khác nhau trong bảy phân khúc thị trường. Mặc dù nỗ lực này đã bị đình trệ vào năm 2021 do các quy định bất lợi của chính phủ, nhưng nó thể hiện chiến lược của công ty trong việc thử nghiệm rộng rãi với những trọng tâm cụ thể.

Tối đa hoá việc phối hợp chéo

SSP cũng cho phép các nhóm sản phẩm mới của ByteDance dễ dàng tích hợp các công nghệ và tính năng tốt nhất trong phân khúc, tiết kiệm thời gian và tài nguyên quý giá.

Ví dụ: khi một nhóm đang khám phá các cơ hội nhân sự, họ có thể kết hợp các công nghệ AI đã được xây dựng bởi nhóm thuật toán SSP, bao gồm phiên âm cuộc phỏng vấn và quét sơ yếu lý lịch. Các thiết bị giáo dục thông minh của công ty, trong số đó có đèn thông minh, có thể ghi lại, đánh giá và phân tích học sinh, đồng thời cho phép phụ huynh và người dạy kèm giám sát từ xa bài tập về nhà của trẻ, cũng tận dụng các khả năng SSP, bao gồm nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh và tìm kiếm.

Sản xuất các dịch vụ nền tảng

Các dịch vụ được chia sẻ thường bắt đầu dưới dạng các chức năng mới nhưng được nâng lên cấp SSP nếu việc sử dụng các nền tảng đó trở nên phổ biến trên nhiều sản phẩm - như đã xảy ra với tính năng phát trực tiếp. Một số dịch vụ được chia sẻ của công ty, bao gồm nhiều dịch vụ thuật toán, được bán dưới dạng các sản phẩm đám mây bên ngoài. Ví dụ, Lark, công cụ làm việc của hãng, ban đầu được phát triển cho các nhu cầu nội bộ.

Vậy làm sao để áp dụng SSP?

... Còn tiếp

Có thể bạn quan tâm

  • ByteDance tung ra đèn giám sát, phụ huynh Trung Quốc đổ xô mua

    ByteDance tung ra đèn giám sát, phụ huynh Trung Quốc đổ xô mua

    02:28, 03/06/2021

  • Lý do nào khiến CEO ByteDance “bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông”?

    Lý do nào khiến CEO ByteDance “bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông”?

    04:50, 23/05/2021

  • Startup Bytedance trở thành công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới

    Startup Bytedance trở thành công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới

    04:23, 25/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao ByteDance là startup thành công nhất thế giới (phần 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO