Lý do nào khiến CEO ByteDance “bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông”?

Diendandoanhnghiep.vn Sở hữu một doanh nghiệp toàn cầu đang lên như “diều gặp gió”, nguyên cớ gì mà Zhang Yiming, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok lại rời cuộc chơi?

Trong một lá thư gửi cho nhân viên, Zhang Yiming đã thông báo rằng anh sẽ từ chức và chuyển sang một vai trò mới vào cuối năm nay, người kế nhiệm anh sẽ là đồng sáng lập, Rubo Liang.

Zhang Yiming, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok rời cuộc chơi.

Zhang Yiming, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok rời cuộc chơi.

Mặc dù, trong một tâm sự với giới truyền thông, Zhang Yiming chia sẻ: “Tôi thiếu một số kỹ năng để trở thành một nhà quản lý lý tưởng”. Nhưng rõ ràng, động thái này đánh dấu sự rung chuyển lớn nhất đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kể từ khi ra mắt gần một thập kỷ trước.

Theo các chuyên gia phân tích, quyết định rời đi của Zhang nghe có vẻ “kỳ quặc”, nhất là khi ByteDance đã có một sự thăng tiến vượt bậc trong vài năm qua và đặc biệt, ByteDance được cho là đang xem xét một đợt IPO lớn. Bloomberg đã báo cáo rằng công ty đã được định giá 250 tỷ USD trong các giao dịch tư nhân.

Trên thực tế, Zhang được coi là đầu tàu, bộ não hay còn là kiến trúc sự trưởng trong sự thành công của ByteDance thời điểm này.

Dưới sự lãnh đạo của Zhang, ByteDance đã thực hiện một số thương vụ mua lại lớn, bao gồm cả thương vụ năm 2017 cho Musical.ly, một ứng dụng chia sẻ video mà ByteDance sau đó đã hợp nhất với TikTok, giúp họ trở thành một ứng dụng toàn cầu, ứng dụng duy nhất của Trung Quốc đạt được sức hút đáng kể bên ngoài Đại lục.

Ngay cả sau khi TikTok bị lôi kéo vào một cuộc chiến kịch tính ở Mỹ vào năm ngoái vì lo ngại rằng ứng dụng này gây ra rủi ro an ninh quốc gia, họ vẫn cố gắng tìm mọi cách để thoát khỏi sự ngăn chặn của Mỹ và phổ biến với khoảng 100 triệu người dùng chỉ riêng ở nơi đây. 

Vậy lý do vì đâu mà Zhang Yiming “về hưu” khi chỉ mới 38 tuổi để trở thành một doanh nhân công nghệ trẻ mới nhất ở Trung Quốc “vui thú điền viên” khi đang dẫn dắt một công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ?

Có thể thấy, nếu nhìn vào các chính sách kinh tế, chính trị gần đây của Trung Quốc thì có thể hiểu tại sao Zhang làm như vậy.

Hiện tại, những giám đốc điều hành các công ty công nghệ hàng đầu nước này đang cảm thấy “nhiều điều lo lắng” khi Bắc Kinh đang nỗ lực xem xét lại các sự lũng đoạn của các “gã khổng lồ” công nghệ.

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hạn chế các công ty trong lĩnh vực internet để "duy trì sự ổn định xã hội".

Trước đó, các nhà quản lý đã áp dụng các khoản tiền phạt kỷ lục đối với Alibaba, ra lệnh đại tu chi nhánh tài chính Ant Group và tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền đối với Tencent và Meituan.

Các nhà lãnh đạo công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với công ty của họ đang đối diện với nguy cơ bị cuốn vào một cuộc đàn áp. 

Người đồng sáng lập Alibaba, Jack Ma - đã từ chức chủ tịch điều hành vào năm 2019 - bị giám sát chặt chẽ sau khi ông chỉ trích các cơ quan quản lý tài chính vào mùa thu năm ngoái và chứng kiến Bắc Kinh chặn đứng cuộc IPO lịch sử của Ant Group vào phút cuối. 

Jack Ma, người nổi tiếng là một doanh nhân thẳng thắn, đã gần như biến mất khỏi sân khấu lớn khi bị Bắc Kinh “sờ gáy”.

Jack Ma, người nổi tiếng là một doanh nhân thẳng thắn, đã gần như biến mất khỏi sân khấu lớn khi bị Bắc Kinh “sờ gáy”.

Jack Ma, người nổi tiếng là một doanh nhân thẳng thắn, đã gần như biến mất khỏi sân khấu lớn khi bị Bắc Kinh “sờ gáy”.

Những người khác cũng đang có những cảm nhận bất an. Đầu tháng này, Meituan đã mất hàng tỷ USD giá trị thị trường sau khi người sáng lập kiêm CEO Wang Xing đăng một bài thơ Đường “Phần thư khanh” của Chương Kiệt thời vãn Đường để chỉ trích Bắc Kinh, bài thơ có nội dung như sau:

Trúc bạch yên tiêu đế nghiệp hư

Quan hà không tiêu tổ long cư

Khanh hôi vị lãnh Sơn Đông loạn

Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư

Nghĩa là:

Khói thẻ trúc và lụa trắng tan thì đế nghiệp (nhà Tần) cũng thành hư ảo,

Cửa ải (Hàm Cốc) và sông (Hoàng Hà) cũng không ngăn được chỗ ở của Thuỷ Hoàng khỏi sụp đổ.

Tro trong hố chưa nguội thì nghĩa quân đã nổi lên ở Sơn Đông,

Lưu Bang và Hạng Vũ vốn chẳng ham đọc sách.

Wang sau đó giải thích rằng ông đang đề cập đến các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Meituan, nhưng Bắc Kinh không tin là vậy và cổ phiếu của Meituan đã tụt dốc thê thảm.

Trước đó hồi tháng ba, Colin Huang Zheng, người sáng lập 41 tuổi của công ty thương mại điện tử Pinduoduo, cũng đã tuyên bố sẽ từ chức chủ tịch để theo đuổi các mục tiêu khác, bao gồm cả ước mơ thời thơ ấu là trở thành nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu. 

Colin Huang Zheng, người sáng lập 41 tuổi của công ty thương mại điện tử Pinduoduo, cũng đã tuyên bố sẽ từ chức chủ tịch.

Colin Huang Zheng, người sáng lập 41 tuổi của công ty thương mại điện tử Pinduoduo, cũng đã tuyên bố sẽ từ chức chủ tịch.

Giờ đây, có thể thấy, chính sự nổi tiếng của TikTok đang là hai mặt, một mặt giúp họ trở thành một cơn sốt trên toàn cầu nhưng cũng thu hút nhiều sự giám sát từ chính quyền Bắc Kinh.

Tháng trước, ByteDance là một trong 13 nền tảng trực tuyến được các nhà quản lý Trung Quốc kêu gọi tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn trong các bộ phận tài chính của họ, như một phần của nỗ lực kiềm chế rộng rãi hơn các công ty công nghệ.

Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã “lỏng tay” và khuyến khích các công ty công nghệ phát triển, nhưng giờ đây việc giám sát chính thức các nền tảng của họ được đẩy mạnh khi các “gã” này chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

"Các nền tảng Internet đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các dịch vụ tài chính và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho nhiều người hơn", Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Nhưng đồng thời họ cũng nói rằng, một số dịch vụ tài chính đang hoạt động mà không có giấy phép và có những vi phạm quy tắc nghiêm trọng trong các lĩnh vực như chênh lệch giá theo quy định, cạnh tranh không lành mạnh và gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

Brock Silvers, Giám đốc đầu tư tại Kaiyuan Capital có trụ sở tại Hồng Kông cho rằng: “Môi trường hiện nay trở nên mờ mịt và khó khăn đến mức ngay cả người điều hành bậc thầy như Jack Ma cũng phải trả giá đắt cho những sai lầm. Zhang Yiming và Colin Huang rõ ràng đã nhận thức sâu sắc về ví dụ này, và không muốn đi theo vết xe đổ của Jack Ma, chính điều này đã khiến họ dừng cuộc chơi".

Có thể thấy, thời điểm tới, ByteDance sẽ không thay đổi chiến lược khi Rubo Liang, một chiến hữu sát cánh cùng Zhang Yiming nắm quyền, nhưng đó là tin không được hoan nghênh trước một đợt IPO và cũng là một tin tức “lạnh gáy” của các ông lớn công nghệ Trung Quốc.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lý do nào khiến CEO ByteDance “bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông”? tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713568199 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713568199 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10