Vì sao các nước nghèo nên cẩn trọng với tài chính khí hậu?

Diendandoanhnghiep.vn COP28 tại UAE tiếp tục xoay quanh việc huy động tài chính toàn cầu để chống biến đổi khí hậu, nhưng liệu đó có phải là "tin vui" cho các quốc gia nghèo nhất thế giới?

Huy động tài chính cho biến đổi khí hậu tiếp tục là chủ đề nóng của COP28 đang diễn ra tại UAE

Huy động tài chính cho biến đổi khí hậu tiếp tục là chủ đề nóng của COP28

Khi COP28 đang diễn ra tại Dubai (UAE), lời kêu gọi của thế giới rằng các nước giàu nên cung cấp thêm tiền cho các nước nghèo để chống lại biến đổi khí hậu đã trở thành tâm điểm. Nhưng một số chuyên gia đã cho rằng những khoản ngân sách này chưa chắc đã là một “món quà” cho các nước nghèo, theo ông Vijaya Ramachandran, chuyên gia năng lượng và phát triển và Alex Smith, chuyên gia nông nghiệp và thực phẩm tại Viện Đột phá.

>> COP28: Mong chờ điều gì về chống biến đổi khí hậu?

Tài chính khí hậu tiềm ẩn nhiều vấn đề

Lâu nay, vấn đề gây tranh cãi phổ biến nhất về tài chính khí hậu là nguồn lực quá nhỏ để giải quyết vấn đề. Vào tháng 7 vừa qua, G-20 đã từ chối đề xuất Ngân hàng Thế giới nên tăng gấp ba lần khoản cho vay với nguồn vốn mới từ các cổ đông lớn nhất.

Theo ước tính của OECD, mãi tới năm ngoái các nước giàu mới đáp ứng được cam kết từ năm 2009 là cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm. Trong khi đó, để giải quyết vấn đề này, con số hiện nay đã lên tới hàng nghìn tỷ USD. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Một vấn đề nhức nhối hơn được chỉ ra, đó là khó khăn trong quản lý, giám sát số tiền đó đi đúng mục đích. Ông Vijaya Ramachandran chỉ ra rằng nhiều nước đang coi tài chính khí hậu là một dạng viện trợ phát triển truyền thống.

Theo một nghiên cứu gần đây của CARE International, một tổ chức phi chính phủ toàn cầu, 52% tài chính khí hậu do 23 nước giàu cung cấp từ năm 2011 đến năm 2020 hóa ra lại là tiền trước đây được dùng cho ngân sách phát triển để giải quyết các vấn đề y tế, giáo dục và quyền phụ nữ. Nói cách khác, do chính sách khí hậu được quan tâm hơn, các nước nghèo đã mất đi các khoản tiền dành cho các viện trợ quan trọng trên các lĩnh vực thiết yếu khác.

Ví dụ, chính phủ Anh phân loại tài chính khí hậu là viện trợ phát triển, với mức trần chi tiêu là 0,5% GDP. Thực tế đó có nghĩa là bất kỳ khoản viện trợ khí hậu nào cũng sẽ được tự động thay thế bằng nguồn tài trợ cho các dự án phát triển khác. Các nhà cung cấp tài chính khí hậu hàng đầu khác, như Đức, Pháp và Hoa Kỳ, cũng đã rút nguồn tài chính khí hậu từ chi tiêu phát triển.

Việc chuyển hướng viện trợ từ các chương trình cung cấp thực phẩm cho trường học, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, xây dựng đường sá, các chương trình hỗ trợ nông dân nhỏ như vậy hóa ra gây hại cho các nước nghèo nhiều hơn, theo các chuyên gia.

>> Châu Á dẫn đầu nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP28

Gần đây, Liên Hợp Quốc đã cảnh báo sự chậm trễ trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Một số chỉ số về phát triển kinh tế thậm chí còn tồi tệ hơn trong vài năm qua.

Ngoài ra, quan điểm về tài chính khí hậu giữa các nước giàu cũng có sự khác biệt đáng kể, khiến dòng tài chính này càng trở nên hỗn loạn hơn.

Nhưng có những quan điểm cho rằng tài chính cho biến đổi khí hậu đang không thống nhất

Có những quan điểm cho rằng tài chính cho biến đổi khí hậu đang tồn tại thêm nhiều vấn đề khác

Một phân tích về cơ sở dữ liệu của Liên Hợp Quốc về các dự án khí hậu của Reuters cho thấy viện trợ khí hậu đã được sử dụng để tài trợ cho các sân bay, khách sạn, phim ảnh về chủ đề rừng nhiệt đới, nhà máy than và chống tội phạm. Chính phủ Italy đã trợ cấp khoảng 4,7 triệu USD cho một chuỗi sô-cô-la của nước này mở cửa hàng ở châu Á, với lý do là tài trợ cho khí hậu.

Các chuyên gia về khí hậu thừa nhận rằng nhiều dự án trên thế giới “có rất ít hoặc không có mối liên hệ trực tiếp nào với biến đổi khí hậu”. Hơn 65 tỷ USD đã được chi cho các dự án như vậy, trong khi các dự án có tổng trị giá hơn 500 tỷ USD đã bị hủy bỏ vẫn được tính vào các cam kết về khí hậu.

Tóm lại, các nhà phân tích cho biết hiện không có quy tắc chính thức thống nhất nào cho những gì được coi là tài chính khí hậu và các nước giàu dường như không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin chi tiết.

Các nước nghèo thực sự cần gì?

Theo các nhà nghiên cứu, những gì các nước nghèo trên thế giới thực sự cần để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là: các tòa nhà và cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu thiên tai, điện giá rẻ và đáng tin cậy, hệ thống cảnh báo sớm, điều hòa không khí, kho lạnh bảo quản thực phẩm và thuốc men - những thứ có thể giúp họ duy trì một cuộc sống an toàn và đảm bảo trước khi nghĩ tới việc làm giàu.

Cũng bởi mức độ phát triển này được coi là đương nhiên ở các nước giàu, nên sự chênh lệch về nhận thức khiến các nhà tư vấn về biến đổi khí hậu – hầu hết đến từ các nước phát triển – có nguy cơ khiến các vấn đề của các nước nghèo trầm trọng hơn.

Điển hình, lệnh cấm tài trợ cho các dự án khí đốt tự nhiên tước đi nguồn năng lượng rất cần thiết của các nước nghèo, đồng thời đẩy các nước nghèo gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng năng lượng gió và mặt trời bởi ngành công nghiệp này chưa hoàn thiện ở cấp độ toàn cầu, cũng như chi phí đầu tư vô cùng đắt đỏ.

Do đó, để thực sự giải quyết được bài toán biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, thế giới đòi hỏi nhiều hợp tác thực chất hơn thay vì chỉ là những khoản tài chính gắn mác khí hậu – vốn cũng sẽ gây nhiều tranh cãi tại COP28 lần này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao các nước nghèo nên cẩn trọng với tài chính khí hậu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714338449 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714338449 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10