Chỉ có 4/7 dự án bất động sản được TP.HCM xem xét, gỡ vướng; 3 dự án còn lại do vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên phải xin ý kiến của Thủ tướng.
>>TP HCM giải cứu các dự án bất động sản ra sao?
Đó là nội dung được UBND TP.HCM thống nhất tại cuộc họp với các sở ngành và UBND TP.Thủ Đức về phương án và cách tháo gỡ khó khăn cho 7 dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM.
Liên quan tới những nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp về việc tháo gỡ khó khăn cho 7 dự án BĐS, đa phần vướng mắc pháp lý của các dự án đều nằm tại khâu xác định tiền sử dụng đất. Trong đó, một số dự án thuộc thẩm quyền của UBND TP, số còn lại thuộc Chính phủ.
Nêu quan điểm tại cuộc họp tháo gỡ, các doanh nghiệp chia sẻ: bản thân doanh nghiệp đang rất nôn nóng, trông chờ từng ngày văn bản chỉ đạo tháo gỡ của thành phố. Bởi nếu để càng lâu thiệt hại cho doanh nghiệp càng lớn.
Cũng theo các doanh nghiệp, thời gian qua, pháp lý không bị ách tắc sẽ có nhiều dự án được phê duyệt, doanh nghiệp có sản phẩm đưa ra thị trường thì cũng không khó khăn như hiện nay vì vẫn có hàng để bán, có dòng tiền. Do đó, vấn đề cốt lõi nhất trong lúc này chính là “TP cần khẩn trương tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Song song đó, trong quá trình sửa đổi các luật, Chính phủ hay Quốc hội nên đưa ra các Nghị quyết, Nghị định tạm thời để vá lỗi các luật. Từ đó Chính phủ, các địa phương có cơ sở để điều hành, gỡ vướng cho doanh nghiệp" – đại diện doanh nghiệp đề xuất.
Sau cuộc họp với các doanh nghiệp, ngày 22/2/2023, UBND TP.HCM chính thức có văn bản số 22/TB-VP, Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường về các giải pháp và hướng tháo gỡ cho doanh nghiệp thì có 4/7 dự án BĐS được đề cập gỡ vướng tháo gỡ vì nằm trong thẩm quyền của TP, 3 dự án còn lại thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
>>BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Cần cơ chế thu hút dòng vốn đầu tư vào BĐS
Các dự án gồm: 1. Dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp trên đường Bến Nghé, Tân Thuận Đông, quận 7 có tên thương mại là Shizen Home do Công ty Gotec Land làm chủ đầu tư. Quy mô hơn 10.000m2 và đã hoàn thành phần móng, hầm và tầng 1, đang xây các tầng tiếp theo.
2. Dự án Chung cư Cửu Long (số 1 đường Tôn Thất Thuyết, phường 1, quận 4), do Công ty CP Đầu tư sản xuất kinh doanh Sài Gòn Cửu Long làm chủ đầu tư với quy mô 14.000m2. Theo quy hoạch, dự án này có 870 căn hộ, trong đó 261 căn phục vụ nhu cầu tái định cư cho người dân trên địa bàn quận 4. Tháng 8/2017, chủ đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc chuyển nhượng dự án cho Công ty CP Đầu tư kinh doanh bất động sản Việt Hưng Phú với giá 900 tỉ đồng. Sau đó, dự án được chuyển nhượng lại cho CapitaLand và đổi tên thành De La Sol. Hiện dự án đang được cơ quan chức năng rà soát để xác định vướng mắc (nếu có) liên quan đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp trước đây và giải pháp tháo gỡ tạo điều kiện phát triển dự án cho nhà đầu tư.
3. Dự án Khu nhà ở Thiên Lý tại phường Phước Long B, TP.Thủ Đức, do Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ An Thiên Lý làm chủ đầu tư. Quy mô 17,4 ha bao gồm khu nhà ở liền kề, biệt thự vườn, biệt thự liên lập, trung tâm thương mại, nhà trẻ mẫu giáo và khu chung cư 15 tầng. Dự án có quyết định giao đất từ tháng 6/2007, đã được duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 vào tháng 8/2009 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xong.
4. Dự án chung cư Cô Giang có tên thương mại là Grand Manhattan tại phường Cô Giang, quận 1 do Tập đoàn Novaland làm chủ đầu tư. Dự án gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là nhà tái định cư, giai đoạn 2 nhà thương mại. Dự án này được xây dựng trên nền chung cư cũ trước đây bị giải tỏa do sắp sập. Dự án đã được UBND TP có quyết định giao đất ngày 18/5/2019 nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
23:05, 28/02/2023
11:30, 28/02/2023
21:31, 21/02/2023
16:27, 21/02/2023
00:10, 10/01/2023