Vì sao chưa thể thương mại hoá 5G?

Diendandoanhnghiep.vn Là quốc gia sớm thí điểm và ứng dụng mạng 5G nhưng Việt Nam vẫn chưa thể thương mại hoá 5G như mong muốn.

>>> Việt Nam tiến gần tới thương mại hóa 5G

Triển khai thận trọng

Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, so với các thế hệ mạng 3G, 4G trước đây, 5G được thiết kế để tạo ra một nền tảng thuận lợi thúc đẩy đổi mới và phát triển nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như giải trí, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, năng lượng, nông nghiệp, thành phố thông minh… Do đó, cả cơ quan quản lý, các nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp cần quan tâm, hợp tác mạnh mẽ để xác định các ứng dụng tiềm năng cùng với các mô hình kinh doanh trên cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng 5G cho các giai đoạn của quá trình phát triển 5G.

Tuy nhiên, khác với các thế hệ mạng 3G, 4G, ngay từ khi thử nghiệm 5G đã không đơn giản. Các nhà mạng phải thử nghiệm về tổ chức mạng lưới, đi theo mô hình NSA dựa trên mạng 4G hiện hữu hay mô hình SA triển khai mạng 5G hoàn toàn độc lập, tách bạch với mạng 4G.

5G được thiết kế để tạo ra một nền tảng thuận lợi giúp thúc đẩy đổi mới và phát triển nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau

5G được thiết kế để tạo ra một nền tảng thuận lợi thúc đẩy đổi mới và phát triển nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau

Hiện, phần lớn các mạng 5G trên thế giới đang triển khai theo mô hình NSA sử dụng chung hạ tầng mạng truy nhập và mạng lõi sẵn có của mạng 4G. Ưu điểm của mô hình này là giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai. Thế nhưng, mô hình này chưa giải quyết được yêu cầu độ trễ cực thấp và đáp ứng số lượng kết nối đồng thời cực lớn trong cùng một phạm vi. Thị trường của mô hình 5G NSA là điện thoại di động và máy tính bảng nên không phải là mô hình để hướng đến mục tiêu lâu dài.

Trong khi đó, mô hình SA đã có hơn 110 nhà mạng tại 52 quốc gia/lãnh thổ đã và đang đầu tư triển khai, trong đó khoảng 29 nhà mạng tại 18 quốc gia/lãnh thổ đã cung cấp dịch vụ.

Lựa chọn mô hình nào là một vấn đề lớn, ông Nguyễn Phong Nhã cho rằng, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư của nhà mạng, sẽ quyết định việc nhà mạng triển khai ngay một mạng rộng khắp nhiều tỉnh, thành phố hay triển khai tại các khu vực có nhu cầu.

Còn nhiều khó khăn

Kinh nghiệm các nước, ngay cả những nước phát triển nhất về viễn thông trên thế giới cho thấy, quá trình thương mại hoá vẫn đang ở giai đoạn đầu. Các nước có tốc độ phát triển 5G nhanh nhất đều bỏ ra một nguồn kinh phí lớn và chưa có nước nào đạt được vùng phủ sóng 5G tuyệt đối cho toàn bộ dân số.

Tại Việt Nam, ngoài vấn đề lựa chọn mô hình nào để thực hiện, thương mại hoá 5G còn gặp khó khăn ở một số vấn đề khác.

Trải nghiệm 5G trên các ứng dụng, lĩnh vực khác nhau

Trải nghiệm 5G trên các ứng dụng, lĩnh vực khác nhau

Thứ nhất, tần số cho 5G. Vào tháng 2 năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400MHz cho hệ thống thông tin di động 4G và 5G. Dự kiến đến cuối năm nay có thể hoàn thành đấu giá để nhà mạng khai thác dải tần cho 5G.

Thứ hai, đầu tư cho hạ tầng mạng lưới, trạm BTS 5G cần kinh phí rất lớn trong khi nhu cầu của thị trường chưa cao. Ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng giám đốc tập đoàn VNPT cho biết, tập đoàn triển khai 5G để cung cấp dịch vụ cho tổ chức, doanh nghiệp. Với đặc điểm tốc độ cao, độ trễ thấp, 5G sẽ tạo ưu thế cho phát triển năng lực sản xuất. 5G cũng cần những thử nghiệm để cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho một khu công nghiệp, một nhà máy, một cảng biển với những yêu cầu khác biệt về tốc độ, mật độ thiết bị, độ trễ…

Tuy nhiên, theo ông Ngô Diên Hy, nếu khách hàng hoặc doanh nghiệp chưa có sự tương thích, chưa có nhu cầu thì sẽ không đạt hiệu quả. VNPT đang làm việc với một số nhà máy sản xuất để xây dựng các kết nối riêng, tức là tập trung vào thị trường ngách trước khi tiến tới thị trường đại chúng.

Tương tự như vậy, Viettel dù có kế hoạch đầu tư xây dựng khoảng 5.000 trạm BTS 5G trong năm 2023 và làm chủ toàn bộ hệ thống mạng 5G từ trạm thu phát vô tuyến, thiết bị truyền dẫn và mạng lõi để phát triển mạng lưới 5G của riêng mình.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chưa thể thương mại hoá 5G? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713534825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713534825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10