Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Dòng vốn đầu tư của Trung Quốc đang được "triệu hồi" để phục vụ chiến lược quốc gia trong đại kế hoạch "100 năm lần thứ hai".
>>Vì sao Trung Quốc tái cấu trúc BRI?
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xuất hiện, một dòng tài chính hùng mạnh từ Trung Quốc len khỏi khắp các nền kinh tế phương Tây thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập, cho vay, viện trợ tái thiết.
Các cơ quan thống kê quốc tế không thể kiểm đếm hết Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian từ 2008 - 2020. Chỉ một số ít được công bố như các thương vụ sáp nhập công ty chiến lược tại Đức, Hy Lạp, Anh, Hungary và Pháp. Trong đó, phần lớn là các hợp đồng cho vay bí mật với nhiều chính phủ.
Sau đại dịch COVID-19, kỷ nguyên tài chính Trung Quốc có dấu hiệu kết thúc khi chứng kiến sự rút chạy của hàng loạt nhà đầu tư nước này khỏi các nền kinh tế phương Tây.
Mới đây, tờ SCMP đưa tin, đầu tư Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) chỉ còn dưới 10 tỷ Euro vào năm 2022, giảm 22% so với năm trước đó, tương đương cách đây 1 thập kỷ.
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm gần đây, còn lại khoảng 100 tỷ Euro. Hoạt động M&A giảm 21% so với một năm trước đó, xuống còn 22 tỷ euro, trong bối cảnh môi trường đầu tư đầy rẫy rủi ro.
Báo cáo của Rhodium Group và Merics đã ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng, cơ sở hạ tầng, bất động sản và tài chính- những lĩnh vực trước đây chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu nội địa của Trung Quốc ở châu Âu. Vì sao?
>>Vì sao Mỹ muốn “rã băng” quan hệ với Trung Quốc?
Thứ nhất, “đạo quân Trung Quốc thầm lặng” đã bị lộ. Đó là cách gọi của các nhà báo Mỹ Joan Cardenal và Heriberto Araujo sau khi điều tra cặn kẽ dòng tài chính Trung Quốc tại nhiều quốc gia đang phát triển.
Ở một số thể chế không được đánh giá cao về mức độ minh bạch, như Myanmar, Iran, Sri Lanka, Ethiopia, Gabon, Angola, Colombia, Zambia, Luanda, Sudan và vùng Trung Á…, đầu tư của Trung Quốc để lại nhiều bất ổn về chính trị - xã hội, như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh thiếu công bằng.
Sau khi một số thương vụ đổ vỡ dẫn đến nợ nần chồng chất tại các quốc gia hưởng thụ vốn Trung Quốc - làn sóng cảnh báo, tẩy chay do Mỹ chủ trì được phát động. Hàng loạt cơ chế phòng trừ đã bật “đèn đỏ”.
Chính phủ Đức lần đầu tiên phủ quyết việc tiếp quản của một pháp nhân Trung Quốc với một công ty nước này. Canada chặn đề xuất để một đơn vị của Công ty Truyền thông Xây dựng của Trung Quốc tiếp quản công ty xây dựng Aecon của Canada - hai động thái cùng chung lý do an ninh quốc gia.
Thứ hai, do tác động của nguyên nhân khách quan như trên, Bắc Kinh đã tương kế tựu kế - thiết kế lại chiến lược quốc gia cho đại mục tiêu “100 năm lần thứ 2”. Trong đó chủ yếu sử dụng nội lực, tập trung phát triển một số công nghệ tương lai như pin xe điện, chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI),…sử dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng tách rời phương Tây.
Nguồn vốn ở ngoại quốc rút về đầu tư cho công nghiệp năng lượng xanh trong nước với sự bùng nổ hàng trăm công ty xe điện, công nghệ bán dẫn, AI,… để đối phó với sự vây hãm của Mỹ và đồng minh.
Như vậy không có nghĩa là Trung Quốc tự làm giảm ảnh hưởng của họ ở bên ngoài - chỉ là thay đổi cách thức thâm nhập bằng hàng loạt cam kết an ninh, kinh tế, thương mại, trong tương lai có thể là công nghệ, tiêu chuẩn do nước này chủ trì.
Có thể bạn quan tâm