Vì sao Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu được trả tự do?

Diendandoanhnghiep.vn Bà Mạnh Vãn Châu đã trở về Trung Quốc mà không bị dẫn độ sang Mỹ để chịu xét xử khi Bộ Tư pháp Mỹ đình chỉ cáo buộc gian lận đối với bà.

Meng Wanzhou, giám đốc tài chính của Huawei, rời nhà ở Vancouver hôm thứ Sáu.

Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei, rời nhà ở Vancouver sau lệnh trả tự do. Ảnh: AP

Cụ thể, Giám đốc Tài chính Huawei đã được trả tự do sau phiên tòa ở thành phố Vancouver của Canada, chỉ vài giờ sau khi các công tố viên Mỹ tại New York công bố một thỏa thuận đình chỉ các cáo buộc gian lận đối với bà. Ngay sau đó, bà Mạnh đã trở về Thâm Quyến, Trung Quốc, kết thúc gần ba năm bị quản thúc tại gia sau khi bị lực lượng chức năng của Canada bắt tại Vancouver theo yêu cầu của giới chức Mỹ ngày 1/12/2018.

Các công tố viên Mỹ thông báo chấp nhận việc bà Mạnh Vãn Châu đồng ý với một tuyên bố về các tình tiết trong vụ án, đổi lại họ đình chỉ các cáo buộc có nguy cơ dẫn đến án tù 30 năm cho tới ngày 1/12/2022, sau đó sẽ bỏ cáo buộc nếu bà tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.

Ngay sau khi bà Mạnh được trả tự do, hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor cũng đã được Trung Quốc trả tự do sau hơn 1.000 ngày bị giam giữ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết hai người này đã lên máy bay và sẽ về nước trong ngày 25/9.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết rằng việc trả tự do cho bà Mạnh là kết quả của những nỗ lực của Bắc Kinh. “Nhờ những nỗ lực không ngừng của chính phủ Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Châu đã rời Canada và trở về nước đoàn tụ với gia đình", Tân Hoa Xã cho biết.

David Kessler, một luật sư của phía Mỹ, nói rằng thỏa thuận hoãn truy tố sẽ có hiệu lực 4 năm, từ ngày bà Mạnh bị bắt đến ngày 1/12/2022. Theo Kessler, nếu bà Mạnh tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận, Mỹ sẽ tiến tới xóa bỏ các cáo buộc chống lại bà. Ngược lại, bà Mạnh vẫn có thể bị truy tố.

Sau khi bị bắt năm 2018, bà Mạnh bị quản thúc tại một biệt thự ở Canada và phải đeo vòng theo dõi ở chân trong lúc cố gắng ngăn lệnh dẫn độ sang Mỹ. Bà Mạnh bị cáo buộc nói dối ngân hàng HSBC và gian lận chuyển tiền, cố gắng che giấu hành vi vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ thông qua Skycom, được cho là chi nhánh của Huawei.

Mặt khác, các cáo buộc và vụ bắt Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu được cho là nằm trong một chiến dịch lớn hơn nhằm vào Huawei, tập đoàn công nghệ Trung Quốc, bị Mỹ nghi ngờ có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và quân đội Trung Quốc. Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh mang động cơ chính trị, khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada leo thang căng thẳng.

Hai công dân Canada Ông Michael Spavor và Michael Kovrig đã được trả tự do sau hơn 1.000 ngày bị giam giữ (Ảnh: AFP)

Hai công dân Canada Michael Spavor và Michael Kovrig cũng được trả tự do sau hơn 1.000 ngày bị giam giữ (Ảnh: AFP)

Đánh giá về việc bà Mạnh được trả tự do, Tom Kellogg, Giám đốc điều hành của Trung tâm Luật Châu Á tại Trường Luật Đại học Georgetown, cho biết đây là một chiến thắng cho chiến lược “ngoại giao con tin” cứng rắn của Trung Quốc. Điều này có thể thấy rõ sau khi bà Mạnh bị bắt, Bắc Kinh đã giam giữ Kovrig, một nhà tư vấn và Spavor, một nhà phân tích và cựu quan chức ngoại giao Canada, đồng thời thay đổi bản án 15 năm tù đối với trùm buôn lậu ma túy người Canada Robert Lloyd Schellenberg thành án tử hình.

Vào tháng trước, sau khi các tòa án Trung Quốc bác đơn kháng cáo trong vụ án tử hình của ông Schellenberg, Đại sứ Canada tại Trung Quốc Dominic Barton, cho biết không phải ngẫu nhiên mà phán quyết này được đưa ra trong khi bà Mạnh vẫn bị giam ở Vancouver. Mặc dù Trung Quốc cho biết, hệ thống pháp luật của họ không tùy tiện trong việc đưa ra các phán quyết, nhưng Chính phủ Canada nói rằng Trung Quốc đã từ chối để các quan chức Canada tiếp cận phiên tòa xét xử các công dân bị giam giữ.

Mặc dù vậy, Brett Bruen, Chủ tịch của công ty Global Situation Room cho biết, thỏa thuận bất ngờ giữa các công tố viên Mỹ và Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu sẽ không nhanh chóng cải thiện lại mối quan hệ căng thẳng giữa ba quốc gia. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như đều không nhượng bộ trong việc xử lý vụ việc.

Từ phía Hoa Kỳ, những nghi ngờ về Huawei vẫn còn. Mặc dù việc truy tố bà Mạnh đã được hoãn lại, nhưng cáo buộc khác của Mỹ đối với Huawei vẫn được giữ nguyên. Trong khi đó, Bắc Kinh đã coi việc giam giữ bà Mạnh là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn sự vươn lên của Huawei trong ngành viễn thông di động và sự tham gia của Ottawa vào vụ việc là nhằm ủng hộ Washington trong chiến dịch này.

Đồng quan điểm, chuyên gia Adam Segal tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cũng đánh giá rằng việc thả bà Mạnh Vãn Châu không báo hiệu bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ Mỹ-Trung. “Chính quyền Tổng thống Biden sẽ tiếp tục trừng phạt Huawei và Trung Quốc sẽ vẫn cảm thấy bị bắt nạt bởi vụ bắt giữ bà Mạnh. Sự ngờ vực giữa hai bên sẽ tiếp tục được duy trì, đặc biệt là trong vấn đề công nghệ", ông Segal nói thêm.

 

 
Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu được trả tự do? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713569918 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713569918 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10