Vì sao khu vực dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng bền vững?

HẠNH LÊ 14/03/2023 04:10

Hầu hết tăng trưởng trong khu vực dịch vụ tập trung ở các ngành và lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng thấp, chưa nằm ở các lĩnh vực dịch vụ “đổi mới sáng tạo toàn cầu” có năng suất cao hơn.

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu tăng trưởng khu vực dịch vụ 7-8%

Ông Elwyn Davies - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải “đánh thức” tiềm năng dịch vụ cho tăng trưởng bền vững. Theo Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, dịch vụ có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành khác trong nền kinh tế, trong đó có ngành chế biến chế tạo. Để ngành chế biến chế tạo của Việt Nam tăng trưởng đảm bảo cạnh tranh toàn cầu, cần thiết cải thiện dịch vụ đầu vào ở mức thấp, mới đạt 14% trong khi con số này ở các nước là 40%.

Ông Elwyn Davies - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải “đánh thức” tiềm năng dịch vụ cho tăng trưởng bền vững

 Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB Elwyn Davies nhấn mạnh cần thiết phải “đánh thức” tiềm năng dịch vụ cho tăng trưởng bền vững

Theo WB, tất cả các nền kinh tế thu nhập cao đều có đặc trưng sở hữu một khu vực dịch vụ lớn, vừa là nơi thu hút việc làm lớn nhất vừa tạo giá trị gia tăng, đóng vai trò thiết yếu để nâng cao năng suất cho các nền kinh tế đó. Tại Singapore, dịch vụ (theo giá trị gia tăng) chiếm 70.8% GDP và thu hút 84% lao động; tại Hàn Quốc là 57.2% GDP và 70% tổng số lao động.

Tại Việt Nam, khu vực dịch vụ đóng góp 44% cho tăng trưởng GDP, tương đương với đóng góp của khu vực công nghiệp và chiếm 35% việc làm, trong đó có nhiều việc làm nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, năng suất và việc làm ở khu vực này còn thấp.

Theo tính toán, dù mỗi lao động ở ngành này đã đạt  mức 5.000 USD song vẫn thấp hơn nhiều so với con số 20.900 USD tại Malaysia, 9.300 USD tại Philipin và 7.300 USD tại Indonesia. Xuất khẩu dịch vụ có tay nghề cao, giàu kiến thức (được gọi là dịch vụ đổi mới toàn cầu) chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Chỉ 6.4% tổng số lao động trong ngành dịch vụ là làm việc ở nhóm này, bao gồm công nghệ thông tin, tài chính và các dịch vụ chuyên sâu vốn thuộc nhóm hiệu quả nhất của nền kinh tế.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo qua áp dụng công nghệ là một hướng đi để nâng cao năng suất trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, ngành dịch vụ của Việt Nam bị chi phối bởi các công ty quy mô nhỏ, việc áp dụng công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp còn có khoảng cách khá lớn giữa doanh nghiệp dịch vụ ở trình độ trung bình với doanh nghiệp cận biên trên phạm vi toàn cầu.

Khác với các lĩnh vực chế tạo chế biến, vốn và tài sản vật chất trong nhiều lĩnh vực dịch vụ (ngoại trừ một số lĩnh vực như viễn thông, kho bãi, và vận tải) đóng vai trò không lớn. Ngược lại, các hình thái vốn có tính chất vô hình hơn, như phần mềm, tài sản số, tài sản trí tuệ, giá trị thương hiệu, và tri thức nội bộ, thực tế lại đóng vai trò hết sức quan trọng.

>>>Nhờ đâu ngành dịch vụ tài chính tăng trưởng lợi nhuận 89%?

sử dụng dịch vụ mang tính đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ mang tính đổi mới sáng tạo toàn cầu trong các doanh nghiệp chế biến chế tạo 

Hiện chỉ có một số ít kết nối tồn tại giữa các lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực chế tạo chế biến tại Việt Nam, gây hạn chế về tác động lan tỏa giữa hai khu vực này. Tại các nền kinh tế thu nhập cao hơn như Hoa Kỳ, Anh và Singapore, dịch vụ chiếm trên một phần ba hàm lượng đầu vào trong chế tạo chế biến trong khi con số này ở Việt Nam là 14%. Ngoài ra, chỉ có 1,6% các công ty chế biến chế tạo sử dụng dịch vụ mang tính đổi mới sáng tạo toàn cầu (ICT, dịch vụ chuyên nghiệp và dịch vụ tài chính).

Để khu vực dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng kinh tế bền vững, chuyên gia kinh tế cao cấp Elwyn Davies khuyến nghị Việt Nam có thể giảm hơn nữa những hạn chế về thương mại dịch vụ và sự tham gia của đầu tư nước ngoài; thực hiện những cải cách về môi trường kinh doanh nâng cao cạnh tranh và khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, khuyến khích tiếp tục áp dụng công nghệ số trong từng doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tăng cường các kỹ năng của người lao động, nhất là các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản cũng như năng lực của các công ty và nhà quản lý. Cuối cùng, khai thác dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng cao hơn ở các ngành, lĩnh vực vực khác, đặc biệt là chế tạo chế biến. Ví dụ, dịch vụ số có thể đóng vai trò lớn nhằm đưa công nghệ mới và đổi mới sáng tạo vào các hoạt động chế tạo chế biến, do hiện nay mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ số “Công nghiệp 4.0”. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nữ doanh nhân tìm thấy nhiệt huyết từ tăng trưởng bền vững

    Nữ doanh nhân tìm thấy nhiệt huyết từ tăng trưởng bền vững

    10:05, 08/03/2023

  • Thái Nguyên: Khoa học và Công nghệ tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

    Thái Nguyên: Khoa học và Công nghệ tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

    09:26, 20/10/2022

  • Điều gì giúp startup có hướng đi vững chắc để tăng trưởng bền vững?

    Điều gì giúp startup có hướng đi vững chắc để tăng trưởng bền vững?

    05:23, 30/09/2022

  • VIB: Tăng trưởng bền vững 2020 đến từ chiến lược phát triển tập trung vào quy mô, chất lượng và công nghệ

    VIB: Tăng trưởng bền vững 2020 đến từ chiến lược phát triển tập trung vào quy mô, chất lượng và công nghệ

    12:50, 19/01/2021

  • Tiếp tục tăng trưởng bền vững, OCB dự kiến có nhiều bứt phá về mặt chuyển đổi số

    Tiếp tục tăng trưởng bền vững, OCB dự kiến có nhiều bứt phá về mặt chuyển đổi số

    10:30, 17/01/2021

  • Làm thế nào để Việt Nam phục hồi tăng trưởng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch COVID-19?

    Làm thế nào để Việt Nam phục hồi tăng trưởng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch COVID-19?

    21:44, 29/09/2020

  • Tân Cảng Sài Gòn tăng trưởng bền vững

    Tân Cảng Sài Gòn tăng trưởng bền vững

    17:04, 22/12/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao khu vực dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng bền vững?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO