Đánh giá về các doanh nghiệp thép, các chuyên gia cho rằng,tình hình kinh doanh đã được cải thiện trong Quý 1/2023 và gần như chắc chắn sẽ có lãi trong Quý 2/2023.
Cổ phiếu thép vẫn còn dư địa tăng trưởng
Tất cả các công ty thép trong ngành đều đặt kế hoạch kinh doanh 2023 có lãi ròng trở lại, tích cực hơn rất nhiều so với việc liên tiếp báo lỗ trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ thép vẫn sẽ yếu trong năm 2023 và sẽ phải rất nỗ lực thì nhóm ngành thép mới có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Báo cáo tài chính đã công bố cho thấy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong Quý 1/2023 đều ghi nhận mức giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể về mặt lợi nhuận so với 2 quý trong năm 2022. Việc tăng trưởng của ngành thép xu hướng này đến chủ yếu bởi trung bình giá thép xây dựng và HRC tại Việt Nam trong Quý 1/2023 lần lượt giảm mạnh.
Bên cạnh đó, giá bán thép tăng cũng giúp nhiều doanh nghiệp trong Quý 1/2023 ghi nhận hoàn nhập dự phóng giảm giá hàng tồn kho và chí phí lãi vay tăng mạnh đã phản ánh chi phí vốn tăng và tỷ giá diễn biến thuận lợi hơn và việc chủ động giảm các khoản vay ngoại tệ giúp các công ty trong Quý 1/2023 đã hạn chế khoản lỗ ròng tỷ giá so với 2 quý cuối năm 2022.
HSG- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen: Chủ tịch HSG ước tính lợi nhuận thuần Quý 1/2023 đạt khoảng 50 tỷ đồng với mức sinh lời từng tháng là tháng 1/2023 lỗ thuần hơn 100 tỷ đồng, tháng 2/2023 lãi thuần khoảng 50 tỷ đồng và tháng 3/2023 lãi thuần 100 tỷ đồng. Công ty cho biết đã tích lũy đủ tồn kho HRC để đáp ứng nhu cầu sản xuất đến cuối tháng 5/2023. Theo đó Quý 2/2023 có lãi thuần là khá chắc chắn nhờ giá thành tồn kho HRC bình quân đang thấp hơn giá bán HRC trên thị trường. HSG kỳ vọng lợi nhuận thuần Quý 2/2023 sẽ bù đắp hết lỗ trong các quý của năm 2022.
HSG sở hữu lợi thế thương hiệu, đặc biệt ở mảng tôn. Biên lợi nhuận tại thị trường nội địa/xuất khẩu thường cao hơn đối thủ lần lượt 10 điểm %/ 3-5 điểm %. Chi phí tài chính của công ty cũng ở mức thấp. Hiện HSG sở hữu 10 nhà máy trên khắp cả nước nhưng không có vay nợ trung và dài hạn. Ước tính 4 năm nữa các nhà máy của công ty sẽ hết khấu hao.
Tháng 7/2022, HSG đã chuyển đổi công ty ống nhựa thành công ty cổ phần. HSG có kế hoạch IPO Công ty Cổ phần Ống nhựa Hoa Sen và niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2024-2026. Trong năm 2023, HSG đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thuần của công ty con này lần lượt là 2.000 tỷ đồng
HSG cũng có kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home (HSH) - chuỗi cửa hàng phân phối vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2024-2026. Tính tới cuối tháng 2/2023, HSH đang sở hữu 112 cửa hàng với tổng doanh thu năm 2022 khoảng 1.500 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty cho biết, hiện đã có khoảng 100 cửa hàng đạt điểm hòa vốn hoặc có lãi. HSG đang đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ mở thêm 120 cửa hàng nữa trước khi niêm yết, nâng tổng số cửa hàng lên 200.
TLH - Công ty Cổ phần Thép Tiến Lên: Doanh nghiệp đang phát triển thêm mạng lưới phân phối tại miền Trung, Tây Nguyên, chọn Đà Nẵng lập công ty, kho hàng phân phối.
Ở mảng Bất động sản, TLH đang đẩy nhanh Dự án KDC Thương mại An Phước (Long Thành, Đồng Nai): quy mô 6ha; đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch 1/500 từ năm 2014; hiện công ty đã tiến hành cắm mốc khoanh vùng dự án, chuẩn bị đầu tư. Dự án KĐT mới Lai Cách: TLH sẽ cho phép Công ty TNHH MTV Phúc Tiến (TLH nắm 100% vốn) liên doanh với CTCP Đầu tư Tây Bắc thực hiện dự án; quy mô 96ha; đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt quy hoạch 1/500 từ năm 2019. TLH dự định sau khi hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, công ty sẽ làm tờ trình huy động vốn bằng trái phiếu cho dự án này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.TLH dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, với giá chào bán 10.000 đồng/cp. Thời gian phát hành là trong năm 2023. Nếu phát hành thành công, TLH sẽ bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu thêm 1.123 tỷ đồng.
HPG- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát: Đang lên kế hoạch khởi động lại 3 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trong nửa đầu năm 2023.
Trước đó, từ ngày 27/12/2022, Hòa Phát đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Được biết, lò cao này mất 7 ngày để bắt đầu sản xuất phôi. Theo Hòa Phát, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30 - 40 tỷ đồng/lò. Tuy vậy, doanh nghiệp này đã không đóng hoàn toàn các lò cao này mà duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể trong 2 tháng cuối năm. Nhờ thế, quá trình khởi động lại lò cao lần này sẽ được rút ngắn.
SMC -Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC: Ban lãnh đạo SMC, cho biết sẽ dừng tất cả các hoạt động đầu tư khác và chỉ tập trung vào việc bán hàng thu tiền nhanh (giảm tỷ lệ tồn kho, tăng kiểm soát công nợ, tập trung bán cho những khách hàng có thể thu về dòng tiền nhanh). Mảng kinh doanh cốt lõi của công ty là thương mại thép (chiếm 50% tổng doanh thu), trong đó chủ yếu bán thép xây dựng cho công trình. Hiện nay việc nhiều công trình xây dựng đã bị dừng thi công do đó ảnh hưởng lớn đến SMC.
Mảng gia công chế biến, hiện SMC đang sở hữu 1 nhà máy cơ khí chính xác và tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung (đã bắt đầu nhận đơn hàng từ tháng 2/2022). Sau hơn 1 năm hoạt động, SMC đã đáp ứng được các tiêu chí mà Samsung đề ra và có đơn hàng tăng dần theo tháng. SMC kỳ vọng sẽ tiếp tục tham gia chuỗi cung ứng của 1-2 đơn vị khác.
SMC cũng đang sở hữu 1 nhà máy thiết bị tự động - vận hành từ tháng 4/2023, hoạt động trong lĩnh vực bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa lớn tại các nhà máy. Nhà máy này sẽ ưu tiên bảo dưỡng, sửa chữa cho nội bộ của SMC, sau đó là các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Phú Mỹ và đến các khu vực lân cận. Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng nhà máy sẽ có lãi ngay trong năm 2023.
Ngày 03/04/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, góp phần tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý. Tuy nhiên còn quá sớm để đánh giá thị trường BĐS liệu có sớm “rã đông” khi hiệu quả thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, kỳ vọng nguồn cung BĐS nội địa sẽ chỉ có thể được hồi phục từ năm 2024 khi Luật đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt khi các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn cũng như kích cầu người mua nhà... Điều này dẫn tới việc nhu cầu thép Việt Nam phục hồi mạnh mẽ từ cuối năm 2023.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect, hiện giá bán thép HRC toàn cầu đã ghi nhận đà phục hồi đáng kể kể từ tháng 11/2022 sau khi Trung Quốc thông báo dỡ bỏ các lệnh giãn cách xã hội do Covid-19. Các bên tham gia thị trường đã kỳ vọng việc các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc quay trở lại sẽ giúp nối lại chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp toàn cầu. Bên cạnh việc các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản tại quốc gia này dần phát huy hiệu quả…
Những yếu tố trên được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu thép toàn cầu tăng trưởng trong năm 2023. Kỳ vọng nhu cầu thép tăng đã khiến các nhà máy tích cực gia tăng hiệu suất vận hành và tăng tích trữ nguyên vật liệu (quặng sắt, than cốc), dẫn đến việc giá đầu vào cũng tăng. Chi phí đẩy cũng là một tác nhân chính khiến giá bán thép bứt phá trong những quý tới của năm 2023, theo đó cổ phiếu thép sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới, thay vì phải dò đáy như năm 2022.
Có thể bạn quan tâm