Sri Lanka đã đơn phương chậm trễ các khoản thanh toán quốc tế vì dự trữ ngoại hối cạn kiệt và tuyên bố vỡ nợ.
>>Sri Lanka và khủng hoảng “gia đình trị”
Sri Lanka đang chìm trong khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi lập quốc năm 1948. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh nhất châu Á với khoảng 19% vào tháng trước, khiến chi phí cơ bản tăng vọt. Điều này cộng với tình trạng thiếu hụt trầm trọng năng lượng điện, lương thực và thuốc men làm bùng dậy các cuộc biểu tình khắp cả nước.
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã viết thư cầu viện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm kiếm hỗ trợ về mặt tín dụng. Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc, Palitha Kohona nói: “Với hoàn cảnh hiện tại của Sri Lanka, không nhiều quốc gia có thể làm được điều gì đó hỗ trợ nước này. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước có thể làm điều gì đó rất nhanh chóng giúp Sri Lanka giải quyết một phần khó khăn hiện nay. Sri Lanka đang cần 2,5 tỷ USD giải quyết nợ trước mắt.
Các quan chức Sri Lanka cũng gặp gỡ đại diện Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) để trình bày chi tiết gói tài chính có thể giúp nước này trả khoản nợ 8,6 tỷ USD đến hạn trong năm nay.
Dự trữ ngoại hối của Sri Lanka chỉ còn 1,5 tỷ USD vào tháng 11 năm ngoái, số tiền này chỉ đủ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu trong vòng 1 tháng. Ngân khố ngoại tệ trống rỗng trong khi nền kinh tế này nhập khẩu mọi thứ, khan hiếm hàng hóa thiết yếu dẫn đến bất ổn chính trị xã hội.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hệ quả này là mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế (BOP) bắt đầu từ năm 2020. Nền kinh tế đảo quốc 22 triệu dân chủ yếu dựa vào du lịch, đại dịch COVID-19 xuất hiện khiến ngân sách mất thu mỗi năm 4 tỷ USD từ “công nghiệp không khói”.
Đễ hỗ trợ vượt qua đại dịch, năm 2019 Chính phủ nước này cho giảm thuế, chưa vội tìm kiếm hỗ trợ từ IMF. Chính vì vậy, tình hình kinh tế nước này trở nên xấu đi từ năm 2021. Các định chế tài chính quốc tế hạ bậc tín nhiệm quốc gia khiến Sri Lanka không thể phát hành trái phiếu chủ quyền quốc tế (ISB) để huy động ngoại tệ.
Tuy nhiên, Sri Lanka còn được truyền thông quốc tế nhắc đến như một điển hình thất bại trong hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường đi qua khu vực Nam Á. Một trong những bê bối lớn nhất là cảng biển Hambantota ở miền Nam nước này bị bán cho Trung Quốc.
Con đường cao tốc nối cảng Hambantota với những thành phố lớn ngốn rất nhiều tiền bạc nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, Sri Lanka Colombo rất tự tin vào mối quan hệ hữu hảo thân thiết với Bắc Kinh.
Tổng lượng nợ của Sri Lanka ước tính khoảng 35 tỷ USD, theo thông báo chính thức của chính phủ, trong đó Bắc Kinh cho vay khoảng 3,5 tỷ USD, chỉ ngang với Nhật Bản (!?).
Sri Lanka mất khả năng trả nợ là điều tất yếu sau khoảng thời gian 5 năm liên tục (2015 - 2020) kinh tế sa sút, đỉnh điểm năm 2020 GDP nước này tăng trưởng âm 3,6%, theo World Bank.
Ông Rajapaksa có 17 năm liên tục giữ ghế lãnh đạo tối cao; ngày càng nhiều chính trị gia thân hữu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng; đến nay Sri Lanka được điều hành bởi phương thức gia đình trị... Tất cả những điều này đã triệt tiêu tính cạnh tranh, hạn chế tiếng nói phản biện nội bộ.
Cấu trúc quyền lực chính trị Sri Lanka tổ chức theo phương thức nhất viện, gồm có 225 thành viên lập pháp, mô hình được sử dụng khá phổ biến, ưu điểm là gọn nhẹ, linh hoạt thực hiện các quyết sách lớn. Nhưng chế độ nhất viện dễ nảy sinh tiêu cực, cục bộ nếu như nội các không được bổ sung nhân sự mới định kỳ. Đáng chú ý, Sri Lanka có rất nhiều chính trị gia “cây nhà lá vườn” thuộc gia đình Tổng thống.
Có thể bạn quan tâm