Vì sao Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Dịch COVID-19 có thể sẽ tiếp tục khiến cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị suy giảm trong thời gian từ nay đến cuối năm cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch.

fd

Kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19.

Ngân hàng Standard Chartered vừa hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 4,7% cho năm 2021 và từ 7,3% xuống 7% cho năm 2022 do các chỉ số kinh tế suy yếu, dịch bệnh diễn biến trầm trọng và tiêm chủng vắc xin còn chậm. 

Theo Standard Chartered, trong trường hợp các ca dương tính với COVID-19 không được đưa vào vòng kiểm soát trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục suy giảm và Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất. Tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ phục hồi trong quý 4 và hoạt động thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế quý 3 dự kiến sẽ chậm lại.   

Tình hình dịch COVID-19 có thể sẽ tiếp tục khiến cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị suy giảm trong thời gian từ nay đến cuối năm cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch. 

“Giống như các nền kinh tế khác tại châu Á và các khu vực khác trên thế giới, kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn” - ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ.

fd

Khu vực sản xuất đang gặp nhiều khó khăn.

Mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã đưa ra dự báo GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm. Dự báo này, thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế.

Dự báo trên được đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Điểm lại – là báo cáo cập nhật kinh tế sáu tháng về tình hình kinh tế Việt Nam trong đó chỉ ra những nỗi đau kinh tế liên quan đến đợt dịch COVID-19 bùng phát gần đây. Các biện pháp hạn chế đi lại của Chính phủ nhằm kiềm chế đại dịch đã có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.

Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi,” - theo lời ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.”

Nhóm phân tích WB khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng COVID-19 bằng cách cải thiện chiều sâu và hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội. Các cấp chính quyền cũng cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa vì các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách cân đối cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713600483 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713600483 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10