Vì sao thương hiệu doanh nghiệp Việt “thăng hoa” trong đại dịch?

Diendandoanhnghiep.vn Các thương hiệu doanh nghiệp nội đang đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia trong khi ở nhiều nước vị trí quán quân thường dành cho các thương hiệu ngoại.

>>>Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 74%

Sau 2 năm bị tác động của dịch bệnh COVID - 19, bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 được công bố với sự góp mặt của rất nhiều thương hiệu sản phẩm từ các ngành hàng thực phẩm đến bất động sản, ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm. Thường giá trị thương hiệu được xếp hạng cao gắn liền với sự khởi sắc doanh thu và mức độ gia tăng lợi nhuận. Sự gia tăng này diễn ra trong COVID - 19 cho thấy, doanh nghiệp đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để phát triển thay vì “chết chìm trong nghịch cảnh”.

Biến thách thức thành cơ hội

Hai phát triển xu hướng chính của thương hiệu Việt được ghi nhận trong bảng xếp hạng là chuyển đổi số và phát triển bền vững. Đây cũng là những xu hướng phát triển thịnh hành trên thế giới. Ông Alex Haigh - Giám đốc điều hành công ty định giá thương hiệu Brand Finance châu Á Thái Bình Dương đánh giá, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đã giúp ngân hàng MB có thêm nhiều khách hàng và vươn lên trở thành chỉ số thương hiệu mạnh nhất.

Hệ sinh thái hạ tầng viễn thông 5G của Viettel phục vụ chiến lược chuyển đổi số quốc gia

Hệ sinh thái hạ tầng viễn thông 5G của Viettel phục vụ chiến lược chuyển đổi số quốc gia

Tương tự như vậy là Viettel, để có được con số tăng trưởng ấn tượng 44% trong bối cảnh dịch bệnh là những nỗ lực của Viettel trong đổi mới sáng tạo chuyển đổi số, bảo vệ môi trường và mở rộng thị trường nước ngoài. Trưởng phòng Quản trị thương hiệu tập đoàn Viettel Hà Thu Hương cho biết: đại dịch COVID - 19 mang đến nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều cơ hội, trong đó, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để chuyển đổi số trở thành mục tiêu trọng tâm để hướng tới việc phát triển Viettel trở thành tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu.

Cũng đi theo xu thế của thế giới, Vinamilk chọn kinh tế tuần hoàn là động lực của sự tăng trưởng. Giám đốc điều hành Vinamilk Bùi Thị Hương thông tin: tập trung chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường nên các chất thải của trang trại chăn nuôi bò được thu hồi theo chu trình khép kín và chuyển vào hệ thống biogas, tạo khí metan, năng lượng để tái sử dụng. Ngoài ra, các nhà máy đều được lắp đặt pin mặt trời. Đó là hệ thống năng lượng xanh.

Tại sự kiện công bố bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022, ông Alex Haigh – Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á Thái Bình Dương đã nhấn mạnh phát triển bền vững là xu hướng phát triển mạnh mẽ ở phương Tây và toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Brand Finance định hình chỉ số sức mạnh thương hiệu PSI, giúp cho quá trình định giá thương hiệu tốt hơn.

Thương hiệu là sức mạnh của doanh nghiệp

Trong khi ở nhiều nước trong khu vực, những vị trí quán quân bảng xếp hạng thương hiệu mạnh thường dành cho các thương hiệu ngoại thì ở Việt Nam, giữ vị trí này là các thương hiệu doanh nghiệp nội địa. Theo ông Alex Haigh, tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, thương hiệu doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc định hình tư tưởng, quan điểm của người nước ngoài về quốc gia đó. Chẳng hạn như tại Đức, các thương hiệu ô tô đã định hình quan niệm quốc gia này mạnh về công nghệ chế tạo, ở Thuỵ Sỹ là đồng hồ và socola…

Nông sản Việt Nam gia tăng giá trị trên thị trường thế giới bằng thương hiệu

Nông sản Việt Nam gia tăng giá trị trên thị trường thế giới bằng thương hiệu

Thương hiệu vì thế ngày càng trở thành tài sản quý của doanh nghiệp, có thể chiếm từ 30 - 47% tổng giá trị doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu doanh nghiệp mạnh còn góp phần giúp thương hiệu quốc gia mạnh. Trong đại dịch, giá trị của top 50 thương hiệu giá trị tại Việt Nam tăng 36% đã góp phần đưa thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất trong 3 năm đại dịch.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về phát triển thương hiệu, bên cạnh các thương hiệu có giá trị trong các ngành dịch vụ, thương mại, cần có thêm nhiều thương hiệu mạnh trong khối sản xuất, chế biến chế tạo hay những ngành nghề thế mạnh truyền thống của nước ta để nâng cao giá trị sản xuất và hội nhập. Theo Bộ Công thương, những nông sản thế mạnh xuất khẩu của nước ta có thương hiệu riêng có thể gia tăng giá trị từ 200 - 300%, cá biệt có mặt hàng tăng đến 500%. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao thương hiệu doanh nghiệp Việt “thăng hoa” trong đại dịch? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714090874 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714090874 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10