Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?

SÔNG HÀN 25/06/2020 06:00

Trung Quốc vẫn một mình một đường với yêu sách “dựa vào lịch sử” mà Tòa Trọng tài đã bác bỏ, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và các nước trực tiếp bị xâm phạm lợi ích.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục chiến thuật “biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp” và cố tình tạo quan điểm mù mờ, không giải thích nhằm kích động đối phương, tạo vấn đề mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hóa sự hiện diện và thiết lập hai khu vực hành chính mới ở Biển Đông. 

d

Các hành động phi pháp trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra đều trái với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước luật biển 1982 (UNCLOS).

Bị cộng đồng phản đối về dã tâm ở Biển Đông

Theo đó, để thực hiện chiến thuật của mình, Trung Quốc liên tục có những hoạt động phi pháp, gây hấn ngang ngược trên Biển Đông như: Đâm chìm tàu cá của ngư dân các nước; Tăng cường các hoạt động trên các đảo/đá đóng chiếm trái phép cho mục đích quân sự ..v..v.

Vì thế, cộng đồng quốc tế đã liên tục lên tiếng phản đối, đáng chú ý là “cuộc chiến công hàm” đã được các nước tiến hành, đánh trúng – đúng vào điểm yếu pháp lý của Trung Quốc. Chẳng hạn:

Ngày 6/3, Philippines gửi hai công hàm lên Liên hợp quốc. Một công hàm nêu ý kiến về công hàm của Malaysia. Công hàm thứ hai phản đối công hàm của Trung Quốc, tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc  về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Ngày 30/3, Việt Nam gửi công hàm lên Liên hợp quốc  bác các yêu sách của Trung Quốc trong hai công hàm trước đó. Ngày 26/5, Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc  phản đối công hàm ngày 12/12/2019 của Trung Quốc. Đến ngày 1/6, Mỹ gửi công hàm lên Liên hợp quốc  phản đối yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông vì không phù hợp UNCLOS.

Liên quan đến vấn đề này, TS Ahmad Almaududy Amri nói rằng: “Khởi đầu là các trao đổi của Malaysia với Liên hợp quốc  một bản đệ trình liên quan đến bản đồ giới hạn thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý, và kể từ đó, một số thông điệp quan trọng đã được nhiều bên liên quan truyền đi”.

Hầu hết các thông điệp là sự nhắc lại lập trường của các bên, nhưng chúng trở nên đúng lúc không chỉ bởi được đưa ra sau bản đệ trình của Malaysia, mà đặc biệt là chúng được đưa ra sau sự kiện Tòa Trọng tài năm 2016 về tranh chấp biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Toà Trọng tài được thành lập dựa trên UNCLOS 1982, đã đưa ra phán quyết rõ ràng liên quan đến yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, rằng một nhà nước không thể yêu cầu đòi chủ quyền các khu vực hàng hải vượt quá quy định của UNCLOS.

Vì vậy, “đường 9 đoạn” là bất hợp pháp.

“Một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông

Đường 9 đoạn” lần đầu được đưa lên diễn đàn Liên hợp quốc trong công hàm ngày 7/5/2009 của Trung Quốc để phản đối hồ sơ chung ranh giới ngoài thềm lục địa của Malaysia và Việt Nam trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS).

Vấn là ở chỗ: Mặc dù các quốc gia phản đối yêu sách của Trung Quốc dựa trên phán quyết được thiết lập hợp pháp theo Điều 297 của UNCLOS, Trung Quốc vẫn kiên quyết với yêu sách lịch sử đơn phương của họ đã bị các diễn giải phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ.

Đáp lại bước đi của Malaysia, Trung Quốc một lần nữa nhắc lại lập trường của mình, đặc biệt về cái gọi là “quyền lịch sử” của họ ở Biển Đông. Trung Quốc cũng coi phán quyết của Toà Trọng tài là bất công và bất hợp pháp. Hơn nữa, họ cho rằng Trung Quốc không chấp nhận hay tham gia Tòa Trọng tài và không chấp nhận cũng không công nhận phán quyết của nó.

Hoặc, Trung Quốc phản đối lập trường của Indonesia ngoại trừ việc họ chấp nhận thực tế là không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Indonesia và Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố rằng hai nước có các yêu sách chồng chéo về “quyền và lợi ích biển” ở một số phần của Biển Đông.

Còn đề cập riêng từng quần đảo như trong công hàm ngày 23/3/2020 đáp lại Philippines, Trung Quốc lại chỉ nêu yêu sách Nam Sa cùng bãi cạn Hoàng Nham (Hyangyan Dao) và vùng nước kế cận.

Những “thủ thuật” mà Trung Quốc dùng mà chúng ta có thể nhận thấy đó là tạo quan điểm mù mờ cho dư luận bằng cách đánh tráo khái niệm “đường lưỡi bò, đường 9” đoạn thành “Nam Hải chư đảo, Tứ Sa”...v..v.

Tiếc là, “Nam Hải chư đảo” thực chất là yêu sách “đường 9 đoạn”, song thay vì yêu sách vùng nước dựa trên cơ sở quyền lịch sử trong “đường 9 đoạn”, Trung Quốc đã kết hợp cách giải thích sai trái Công ước Luật biển để đòi cho các đá, thậm chí các bãi nửa nổi nửa chìm, các thực thể luôn chìm có quyền có các vùng biển 200 hải lý và thềm lục địa, tạo chồng lấn với các nước khác và nhằm mục tiêu bác bỏ phán quyết.

Còn “Tứ Sa” thực chất chỉ là “bổn cũ soạn lại”. Nó cũng mù mờ không kém gì “đường 9 đoạn”. Song cách giải thích cực đoan về các vùng biển từ đường cơ sở quần đảo vẽ cho Tứ Sa cho phép Trung Quốc mở rộng quyền lực ra cả các vùng nước bên ngoài “đường 9 đoạn”.

Vậy vì sao Trung Quốc vẫn “cố sống cố chết”, một mình một đường với yêu sách của mình trên Biển Đông?

Bởi vì, Biển Đông - nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước. 

Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.

Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực.

Tức là, với tầm quan trọng của Biển Đông như thế, nếu Trung Quốc vẫn nuôi dưỡng âm mưu bành trướng, với ý đồ chiếm Hoàng Sa, Trường Sa nhằm làm bàn đạp thâu tóm Biển Đông. Vì vậy, tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng trong thời gian tới, và đó cũng là thách thức bản lĩnh bảo vệ chủ quyền dành cho các nước bị Trung Quốc đưa vào danh sách tranh chấp.

Thế nhưng, Trung Quốc không dễ để hiện thực hóa yêu sách của mình, nói thẳng ra thì đó là điều không tưởng. Bởi rằng, một ai có được Biển Đông thì cả thế giới này sẽ phụ thuộc vào họ rất lớn, nên thế giới sẽ không bao giờ nương tay cho bất kỳ ai hòng chiếm lấy Biển Đông.

Nếu Trung Quốc không khôn khéo về vấn đề nhạy cảm này thì nguy cơ trở thành kẻ thù chung của thế giới là câu chuyện tất yếu.

Có thể bạn quan tâm

  • Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói gì về Trung Quốc và Việt Nam?

    06:00, 24/06/2020

  • Trung Quốc - Ông láng giềng lớn, khó chơi

    05:00, 23/06/2020

  • Biển Đông không là “ao nhà” của Trung Quốc

    05:00, 18/06/2020

  • Cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông: Sự thật và hư cấu

    05:00, 17/06/2020

  • Tàu Quảng Ngãi bị đâm ở Hoàng Sa: Làm gì để Trung Quốc bớt hung hăng?

    06:29, 15/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO