Vị thế thống trị đất hiếm của Trung Quốc có nguy cơ bị lung lay

CẨM ANH 24/04/2024 03:30

Việc nhiều quốc gia đang tăng cường thăm dò khoáng sản đất hiếm ngoài khơi có thể làm suy giảm vị thế nhà cung cấp hàng đầu thế giới của Trung Quốc.

>> Khơi thông nguồn lực đất hiếm ở Việt Nam

80% hoạt động tinh chế đất hiếm vẫn đang nằm ở Trung Quốc.

Phần lớn hoạt động tinh chế đất hiếm vẫn đang nằm ở Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết, các quốc gia như Australia, Mỹ và Myanmar đang khai thác đủ lượng đất hiếm mà không phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Lào, Malaysia và Việt Nam cũng đang bắt đầu khám phá các tiềm năng khoáng sản đất hiếm của riêng mình.

“Việc thăm dò tài nguyên nước ngoài và phát triển công nghiệp khai khoáng đã tăng tốc”, Tập đoàn Đất hiếm Phương Bắc Trung Quốc, nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất nước này cho biết trong báo cáo thường niên công bố hôm thứ Sáu tuần trước.

Báo cáo của Tập đoàn này cũng cho thấy lợi nhuận ròng năm 2023 giảm 62,6% so với năm trước; đồng thời lưu ý thêm, một chuỗi cung ứng công nghiệp hoàn chỉnh độc lập với Trung Quốc đã bắt đầu hình thành.

Dữ liệu chỉ ra xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trên khắp thế giới đã có sự tăng trưởng chậm kể từ năm 2020. Thị phần của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu đất hiếm đã giảm từ khoảng 90% một thập kỷ trước xuống còn khoảng 70% vào năm 2022.

Đất hiếm là khoáng sản có giá trị lớn và cần được xử lý để tạo ra vật liệu có thể sử dụng được. Chúng được sử dụng trong máy tính, ổ đĩa máy tính, bóng đèn thế hệ mới, pin cho ô tô hybrid và xe điện.

Nhu cầu đối với loại khoáng sản này dự kiến thúc đẩy mở rộng thị trường đất hiếm thế giới đến năm 2030. Theo Xiamen Tungsten, một nhà sản xuất đất hiếm của Trung Quốc cho biết: “Mô hình cung cấp đất hiếm đa dạng trên toàn cầu đã dần được thiết lập, đặc biệt là khi các nước phương Tây ngày càng chú trọng đến nguồn cung các khoáng sản quan trọng.

Australia có kho chứa khoáng sản đất hiếm riêng và một số công ty khai thác lớn của nước này được trang bị hiện đại để khai thác chúng. Theo ông Stuart Orr, Giám đốc điều hành tại Trường Cao đẳng Giáo sư Thực hành ở Melbourne, mạng lưới các thỏa thuận thương mại sẽ mang lại lợi thế cho Canberra so với Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu đất hiếm.

Chuyên gia này nói thêm, nếu nguồn cung đất hiếm ở nước ngoài tăng lên dẫn đến giá giảm, đồng nghĩa với việc có nhiều lựa chọn hơn cho người mua nước ngoài khi chuỗi cung ứng đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

>> "Bước đi" đột phá của Trung Quốc trong ngành đất hiếm

mô hình nguồn cung khoáng sản do Trung Quốc thống trị sẽ không thay đổi nhiều

Mô hình nguồn cung khoáng sản do Trung Quốc thống trị sẽ không có nhiều thay đổi

Chuyên gia Stephen Nagy, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Ngoại giao Nhật Bản đánh giá, cho đến nay, các nước Bắc Mỹ và Đông Nam Á vẫn tụt hậu so với Trung Quốc về đất hiếm vì chi phí khai thác đất hiếm và những lo ngại về môi trường.

Ông cho rằng, xu hướng chung là tránh sự độc quyền của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vưc, nhưng điều đó không có nghĩa là tách rời 100% khỏi thị trường đất hiếm Trung Quốc. “Trung Quốc vẫn có chuyên môn về tinh chế và khai thác khoáng sản, và họ sẵn sàng chấp nhận tình trạng suy thoái môi trường để nâng cao vị thế đất hiếm của mình", ông Nagy lưu ý.

Zhao Xijun, Giáo sư tài chính tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết các quy định về môi trường hiện được ưu tiên hơn so với sự phát triển của ngành khai thác đất hiếm, mặc dù công nghệ hiện đại đang mang lại lợi thế cho Trung Quốc. “Sự ủng hộ bảo vệ môi trường của Trung Quốc là yếu tố quan trọng. Bắc Kinh sẽ không để lĩnh vực đất hiếm gây tổn hại đến môi trường”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều quốc gia đang tìm kiếm đảm bảo nguồn cung đất hiếm, đặc biệt đẩy mạnh tìm kiếm khai thác đất hiếm ngoài biển khơi. Điều này có nguy cơ sẽ làm lung lay vị thế thống trị của Trung Quốc về đất hiếm trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Khơi thông nguồn lực đất hiếm ở Việt Nam

    Khơi thông nguồn lực đất hiếm ở Việt Nam

    03:00, 16/03/2024

  • Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

    Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

    04:20, 03/03/2024

  • "Bước đi" đột phá của Trung Quốc trong ngành đất hiếm

    03:00, 23/01/2024

  • Vì sao Việt Nam chưa khai thác hiệu quả được mỏ đất hiếm nào?

    Vì sao Việt Nam chưa khai thác hiệu quả được mỏ đất hiếm nào?

    11:00, 18/11/2023

  • Đất hiếm, cần chính sách và nguồn lực để phát triển

    Đất hiếm, cần chính sách và nguồn lực để phát triển

    15:00, 21/10/2023

  • “Cuộc chiến nảy lửa” đất hiếm (Kỳ VII): Thế thống trị của Trung Quốc sẽ bị phá vỡ?

    “Cuộc chiến nảy lửa” đất hiếm (Kỳ VII): Thế thống trị của Trung Quốc sẽ bị phá vỡ?

    04:30, 02/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vị thế thống trị đất hiếm của Trung Quốc có nguy cơ bị lung lay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO