Việt Nam đang được xem là điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, bao gồm cả cơ sở sản xuất để xuất khẩu.
>>>Lợi thế của Việt Nam khi thu hút đầu tư mới vào ngành dược
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã nhấn mạnh tại diễn đàn Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế lần thứ 2 do Pharma Group tổ chức. Diễn đàn diễn ra ngay sau khi Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 vừa mới được Chính phủ phê duyệt với nhiều mục tiêu tham vọng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam thể hiện định hướng phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao. Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc khu vực Đông Nam Á… Xây dựng hệ sinh thái số và thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm.
Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam cũng đặt mục tiêu phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.
Để đạt được những mục tiêu, định hướng trên, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dược phẩm được Bộ đề cao. Trong đó, chia sẻ về bản quyền và công nghệ là giải pháp mũi nhọn nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp dược trong nước phát triển và tham gia các chuỗi giá trị dược phẩm toàn cầu.
Việt Nam đang được xem là điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, trong đó bao gồm việc thành lập các cơ sở sản xuất thuốc để xuất khẩu sang các quốc gia khác. Bộ Y tế tin rằng dư địa để khai thác các tiềm năng thương mại trong lĩnh vực dược còn rất nhiều; cơ hội cho hợp tác và phát triển của các doanh nghiệp dược vẫn đang còn phía trước.
Sự hợp tác này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động và hướng đến mục tiêu cuối cùng là đảm bảo người dân được tiếp cận những sản phẩm dược phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả, giá cả hợp lý được sản xuất bởi các doanh nghiệp dược có uy tín hoặc là liên doanh hợp tác của các doanh nghiệp với nhau.
Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam ngày càng tăng cao, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong nghiên cứu y học.
Tiếp cận và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe còn là yếu tố quan trọng trong quá trình tái cấu trúc và cải thiện hệ thống y tế của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn những thách thức trong tương lai.
Bác sĩ Emin Turan - Chủ tịch Pharma Group chia sẻ, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng tạo ra một môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo với lực lượng lao động chất lượng cao và chăm chỉ. Dựa trên những tiềm lực sẵn có cùng việc "gạn lọc" những bài học kinh nghiệm từ quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể hướng tới mục tiêu nâng tầm y tế và trở thành trung tâm khoa học, đổi mới trong khu vực.
Bác sĩ Emin Turan đề xuất, Việt Nam có thể bắt đầu từ việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế cũng như xây dựng môi trường chính sách thuận lợi cho thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
TS. Bác sĩ Junaid Bajwa - Cơ quan dịch vụ Y tế quốc gia Vương quốc Anh cũng đồng quan điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ trong việc hỗ trợ phát triển y tế, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Trong đó, cần quan tâm đến dữ liệu và sử dụng dữ liệu trong hệ thống y tế.
Dữ liệu cá nhân được tích hợp trong hệ thống y tế sẽ giúp đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, thuận tiện hơn; giúp cho việc phòng bệnh, chuẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn. Theo Bác sĩ Junaid Bajwa, hiện nay các doanh nghiệp đang tìm cách khai thác sâu hơn dữ liệu y tế để điều trị bệnh nhân một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain, robot học đã được áp dụng rộng rãi trong ngành y, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ con người.
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược đầu tư phù hợp cho ngành dược
02:00, 15/09/2023
Thách thức và cơ hội của DN Việt khi đầu tư vào ngành Dược
11:05, 21/07/2023
Khối ngoại “ưa thích”cổ phiếu ngành dược
05:20, 26/06/2023
"Đòn bẩy" M&A ngành dược đưa thuốc Việt ra thế giới
03:01, 16/05/2023
Cần chính sách hỗ trợ ngành dược
03:00, 24/04/2023
Lâm Đồng: Thúc đẩy ngành dược liệu phát triển
07:01, 18/02/2023
Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng
05:13, 19/01/2023
Giải pháp thúc đẩy số hóa ngành dược
09:54, 09/11/2022
Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái
14:05, 22/09/2022
Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng
11:12, 05/07/2022
“Dư địa” phát triển ngành dược ở Việt Nam rất lớn
00:37, 29/06/2022
Triển vọng tăng trưởng của ngành dược nửa cuối năm 2022
04:30, 09/06/2022
Marketing từ trái tim – Chìa khóa chinh phục khách hàng ngành Dược
17:15, 09/09/2021