Theo ICAFIS, dù giá tôm nuôi theo mô hình sinh thái được bán với giá cao hơn từ 0,86 -1,3 USD/kg so với tôm nuôi công nghiệp nhưng cung không đủ cầu.
Ông Trần Ngọc Hồ ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển cho biết, gia đình ông có 5 ha đất nhưng trước đây chỉ trồng rừng và chờ thu hoạch nên hiệu quả kinh tế không cao. Hơn 2 năm trước ông mạnh dạn đầu tư thả nuôi tôm dưới tán rừng với mật độ khoảng 3 - 10 con/m2, chỉ nghĩ là “làm chơi” nhưng không ngờ khi thu hoạch bán trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng. Nhận thấy mô hình này dễ làm, ít vốn, ít rủi ro nên ông đã tiếp tục làm thêm các vụ sau và xem đây là mô hình kinh tế chính của gia đình.
Cơ hội mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái
Chủ tịch xã Viên An Đông, Lương Vũ Hảo cho biết: Từ những mô hình cá thể thành công, xã đã nhân rộng lên 35 tổ hợp tác nuôi sinh thái, với diện tích 500 ha, hiện nay xã đang tiếp tục phát triển để nâng diện tích lên 1.000 ha. Đặc biệt, Công ty Thủy sản Minh Phú đã tìm đến ký hợp đồng thu mua sản phẩm với giá cao hơn từ 3.000-5.000 đồng/kg” so với tôm nuôi công nghiệp, đã tạo tâm lý an tâm cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm
10:03, 04/04/2019
04:32, 23/02/2019
01:54, 02/10/2018
13:51, 11/08/2018
16:39, 19/06/2018
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau) Lê Văn Quang cho biết, hiện nay tôm nguyên liệu Việt Nam đang bị cạnh tranh rất gay gắt về chất lượng với tôm Ecuador, Ấn Độ. Ecuador chỉ có 170.000 ha nuôi tôm, nên khó có thể phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái, trong khi Việt Nam có đến hàng triệu ha có thể nuôi tôm, đây là lợi thế để tôm Việt Nam mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái chất lượng cao để cạnh tranh với tôm Ecuador.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc ICAFIS ví von: nếu các chứng nhận quốc tế về chất lượng sản phẩm đủ điều kiên nhập khẩu thì chứng nhận “tôm nuôi sinh thái” giống như là tấm “visa vip” vì có thể xâm nhập vào bất cứ thị trường nào trên toàn cầu. Chính vì thế mà sản lượng tôm sinh thái dù tăng hàng năm nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường, dự báo trong tương lai sản phẩm này càng khan hàng và trở nên đắt giá hơn.
Phát triển thủy sản bền vững
Theo các chuyên gia, nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn, hoặc tôm lúa lại được thả với mật độ thưa, chi phí đầu tư thấp, không tốn nhân công, giá doanh nghiệp thu mua cao hơn so với tôm nuôi công nghiệp. Đặc biệt là có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức phục hồi rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và phát thải của tổ chức phát triển Hà Lan (MAM)… Đây cũng là điều kiện thuận lợi để sản phẩm này xuất khẩu đến các quốc gia trên thế giới.
Cũng theo ông Đinh Xuân Lập, năm 2017 đã có hơn 2.000 hộ nông dân được cấp chứng chỉ xác nhận nuôi tôm sinh thái, với điều kiện thuận lợi về thị trường, giá cả. Dự kiến, năm nay sẽ có thêm 3.000 hộ được cấp chứng nhận này. Trong tổng thể, nuôi tôm sinh thái có thể tạo việc làm cho khoảng 700.000 người tại ĐBSCL.
Hiệp hội quốc tế Bảo vệ thiên nhiên cho rằng, tích hợp nuôi tôm vào môi trường rừng sát ven biển là giải pháp thực tế vừa giải quyết vấn đề môi trường ĐBSCL, vừa tạo sự ổn định tài chính cho những người nuôi tôm tại đây. Cuối cùng, việc đạt mục tiêu xuất khẩu không chỉ là sản lượng hay diện tích, mà còn là hiệu quả mà việc nuôi tôm sinh thái sẽ cho thấy ưu thế của nó.