Vốn ngoại đang đi đâu?

LÊ MỸ 05/11/2023 15:35

Sự phân hóa của các dòng vốn ngoại trên thị trường đang thể hiện các trạng thái và tầm nhìn đầu tư khác nhau.

>>>MSN hút vốn ngoại

Ngược với tình trạng các quỹ ETFs vẫn rút ròng, nguồn vốn đầu tư góp vốn cổ phần được thống kê vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng mạnh.

 Các giao dịch M&A lớn tại Việt Nam.

Các giao dịch M&A lớn tại Việt Nam.

Hoàn tất những thương vụ đình đám

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng vốn FDI đăng kí, điều chỉnh, góp mua cổ phần trong 9 tháng 2023 đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, có 2.539 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,82 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ).

Thị trường theo đó cũng ghi nhận hàng loạt giao dịch đình đám trị giá hàng nghìn tỷ đồng đã hoàn thành. Ví dụ vụ VPBank hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking theo công bố trong tháng 10 mới đây. Tổng giá trị của đợt phát hành đạt hơn 35,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD) là nguồn vốn rất lớn cho VPBank, với ý nghĩa là giao dịch có hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm, cho thấy mức độ cam kết dài lâu của đối tác mua cổ phần. 

Hay trong tháng 5,SHB và Krungsri cũng đã công bố hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn cổ phần tại SHB Finance. Theo ông Đỗ Quang Vinh - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc SHB, giao dịch này mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông SHB, tạo thêm nguồn lực để ngân hàng tăng cường năng lực tài chính và các yếu tố nền tảng, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm và thúc đẩy chuyển đổi số.

>>>Nỗ lực hút dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Ở lĩnh vực bất động sản, nhiều thương vụ sở hữu mua lại (inbound) cũng đã diễn ra. Chẳng hạn như nhóm Keppel (Singapore) đã thực hiện mua 49% vốn tại hai dự án ở TP Thủ Đức, TP HCM gồm Emeria (6 ha) và Clarita (5,8 ha) thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, hay thông qua công ty con sở hữu 100% vốn là VN Prime Vietnam (VNPV) đang mua lại 65% cổ phần của một công ty sở hữu bất động sản bán lẻ tại Hà Nội với giá thương vụ ước khoảng 70 triệu USD và còn tùy chỉnh; Hay Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) qua công ty con ký thoả thuận mua lại toàn bộ cổ phần của ba cá nhân trong CTCP Bất động sản Tâm Lực với giá trị hơn 7.200 tỷ đồng (gần 316 triệu USD) và trực tiếp sở hữu khu đất dự án rộng 3,68 ha tại TP Thủ Đức, TP HCM… 

Kỳ vọng sẽ “bùng nổ”

Nhận định riêng về vốn M&A trong 6 tháng đầu 2023, ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và Tư vấn, FiinGroup, cho biết nếu chỉ tính M&A thì so với giai đoạn bùng nổ 5 năm qua tới “đỉnh” 2021, thị trường có sự suy giảm, nhưng số lượng giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh.

Theo thoả thuận đã ký kết, sau 3 năm, hai bên sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn điều lệ còn lại tại SHBFinance.

SHB đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn cổ phần SHB Finance cho Krungsi vào tháng 5/2023. Theo thoả thuận đã ký kết, sau 3 năm, hai bên sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn cổ phần còn lại tại SHBFinance.

Các giao dịch M&A lớn nhất tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, theo thống kê của FiinGroup, thuộc về ngành ngân hàng và bất động sản. Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan là những nhà đầu tư tích cực trên thị trường.

Còn theo theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) diễn ra sôi động với hàng loạt thương vụ lớn. Các doanh nghiệp bất động sản thâu tóm thêm nhiều quỹ đất lớn, từ dự án căn hộ cho đến các bất động sản công nghiệp, văn phòng,... Song, tính đến hết quý II/2023, hầu hết các thương vụ M&A mới đang chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu - giai đoạn tìm kiếm và khảo sát, chưa đi đến bước đàm phán và chốt giao dịch.

Một chuyên gia tư vấn M&A cho rằng thông thường trong môi trường kinh doanh lãi suất cao, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có sự xem xét kỹ càng và thận trọng với các giao dịch xuyên quốc gia. Đặc biệt, gần đây họ có sự lo ngại về các xung đột chính trị.

Tuy nhiên, nếu như vốn đầu tư giao dịch chảy vào các tài sản có tính phòng thủ, bảo toàn vốn cao, thì vốn đầu tư góp vốn, mua cổ phần nói chung và các thương vụ M&A nói riêng, nếu diễn ra ở Việt Nam, thì sự quan tâm sẽ nằm ở triển vọng và giá thành của thương vụ có đủ hấp dẫn; cùng với đó là sự ổn định của tỷ giá.

“Tôi cho rằng khi VND đang thể hiện lợi thế ổn định, cũng như nhiều doanh nghiệp sẵn sàng “hạ giá” để bán vốn, khả năng vốn ngoại vào góp vốn, mua cổ phần sẽ còn bùng nổ hơn”, chuyên gia dự báo. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tín hiệu vốn vào “Câu lạc bộ tỷ đô”

    Tín hiệu vốn vào “Câu lạc bộ tỷ đô”

    16:52, 03/11/2023

  • Nghịch lý

    Nghịch lý "vốn chờ dự án" và "có tiền không tiêu hết"

    03:00, 02/11/2023

  • TP.HCM: Quyết tâm không để giải ngân vốn đầu tư công dưới 80%

    TP.HCM: Quyết tâm không để giải ngân vốn đầu tư công dưới 80%

    20:02, 30/10/2023

  • Điểm nhấn cho triển vọng dài hạn của IDC

    Điểm nhấn cho triển vọng dài hạn của IDC

    04:50, 30/10/2023

  • Ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để tăng huy động vốn

    Ngân hàng tăng tốc phát hành trái phiếu để tăng huy động vốn

    17:10, 29/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vốn ngoại đang đi đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO