Vốn ngoại sẽ trở lại

PHẠM HOÀNG QUANG KIỆT - P.Trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích FIDT 27/01/2024 12:00

Dù khối ngoại đã liên tục bán ròng trong năm 2023, nhưng nhiều khả năng họ sẽ quay trở lại mua ròng trong năm nay.

>>>Xu hướng của nhà đầu tư cá nhân dịp cận Tết

Khối nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 1 tỷ USD trên TTCK Việt Nam năm 2023. Giữa áp lực to lớn từ việc bán ròng của khối ngoại, có một số điểm nhấn đáng chú ý khác...

Dù bán ròng trên TTCK năm 2023, nhưng khối ngoại được kỳ vọng sẽ trở lại trong năm nay

Dù bán ròng trên TTCK năm 2023, nhưng khối ngoại được kỳ vọng sẽ trở lại trong năm nay

Những điểm nhấn bán ròng của khối ngoại

Cường độ bán ròng mạnh được hấp thụ tốt bởi nhà đầu tư trong nước

Theo thống kê từ Bloomberg đến ngày 27 tháng 12 năm 2023, kể từ đầu năm mức độ bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 834 triệu USD. Các thị trường khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia cũng chịu sự bán ròng tương tự.

Lực bán ngày càng mạnh vào những tháng cuối năm, đỉnh điểm là vào tháng 12 với khoảng 9,084 tỷ VNĐ thì cá nhân trong nước lại là điểm sáng khi không những giúp thị trường chống đỡ lực bán từ “tây" mà còn kéo VN-Index đóng cửa 2023 ở mức tiệm cận 1130 điểm. Có một số nguyên nhân chính đằng sau sự tích cực của lực mua ròng trong nước:

Tác giả Phạm Hoàng Quang Kiệt

Phạm Hoàng Quang Kiệt

Tình hình kinh tế ổn định và triển vọng tăng trưởng tốt của Việt Nam: kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư từ Nhà đầu tư trong nước.

Thị trường chứng khoán hấp dẫn: thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là hấp dẫn với các nhà đầu tư khi đang ở vùng định giá thấp đi kèm tỷ suất sinh lợi (ROE) cao.

Xu hướng đầu tư dài hạn: Các nhà đầu tư trong nước đang thể hiện xu hướng đầu tư dài hạn vào thị trường trong cuối 2023, thể hiện qua việc tập trung mua ròng các cổ phiếu có vốn hóa lớn với định giá hấp dẫn so với lịch sử.

>>>Những nhóm ngành có định giá thấp trên thị trường chứng khoán

>>>Giải mã xu hướng khối ngoại: Chỉ mua ròng với dấu hiệu nào?

Chiều mua ròng tập trung vào cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn

Ở chiều mua ròng của khối ngoại tập trung vào các cổ phiếu có giá trị lớn là do các cổ phiếu này có tính thanh khoản cao và tiềm năng tăng trưởng tốt. Chiều mua ròng tập trung vào các cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn và thanh khoản cao: như HPG, FPT, HSG, FRT, HDB... . Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang quan tâm đến các doanh nghiệp lớn và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam.

Xu hướng vốn ETF ngoại vẫn duy trì tích cực

Kết thúc năm 2023, giá trị rút ròng của các quỹ ETF ghi nhận đạt hơn 1.5 nghìn tỷ VNĐ, trái ngược với diễn biến hút ròng trong năm 2022 với hơn 27 nghìn tỷ VNĐ. Xu hướng rút ròng của các quỹ ETF vẫn chủ yếu đến từ dòng tiền quỹ trong nước với giá trị âm hơn 5,767 tỷ VNĐ, phần nhiều đến từ quỹ VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFIN LEAD ETF. Ở trạng thái ngược lại, dòng tiền quỹ ETF ngoại tính từ đầu năm đến cuối tháng 12 đa số ghi nhận dòng vốn vào ròng. Dù dòng vốn khá tiêu cực, tuy nhiên xu hướng vào ròng của ETF ngoại vẫn được duy trì, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang sử dụng ETF để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện sự ổn định và thuận tiện của phương thức đầu tư này vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhìn chung, mặc dù chịu có xu hướng bán ròng của khối ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ vững sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong nước, ngược lại còn mở ra cơ hội đầu tư dài hạn tốt. Chiều mua ròng của các quỹ tập trung vào các cổ phiếu có giá trị lớn và xu hướng vốn ETF vẫn duy trì, tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường trong dài hạn.

Kỳ vọng 2024: Giữ vững sức hút

Nửa đầu năm 2024, triển vọng dòng vốn đầu tư trên toàn cầu vẫn chưa thực sự tích cực do diễn biến các kỳ vọng là chưa rõ ràng, xác suất FED xoay chiều chính sách trong khoảng đầu năm chưa cao và bức tranh lợi nhuận sẽ chưa thực sự sáng sủa.

Trong nửa sau 2024, dòng vốn trên thế giới sẽ tích cực hơn khi các động lực hỗ trợ được kỳ vọng sẽ rõ nét hơn và thúc đẩy các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế EM và FM châu Á.

Triển vọng với TTCK được cho sẽ hấp dẫn vốn ngoại trở lại trong 2024. (Ảnh: Duy Dũng)

Triển vọng với TTCK được cho sẽ hấp dẫn vốn ngoại trở lại trong 2024. (Ảnh: Duy Dũng)

Triển vọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam – tiếp tục giữ vững vị thế của mình như một điểm đầu tư hấp dẫn nhờ:

Hưởng lợi chung từ triển vọng tích cực của dòng vốn khối ngoại toàn cầu, cụ thể là kỳ vọng nhà đầu tư ngoại sẽ quay về nền kinh tế đang phát triển ở châu Á.

Những câu chuyện hấp dẫn riêng của thị trường: (1) Hệ thống KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường sẽ thu hút dòng vốn ngoại, không chỉ mang lại động lực cho TTCK năm 2024 mà còn là nền tảng cho Việt Nam tiếp cận dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trong dài hạn (2) Các động lực kinh tế vĩ mô dù vẫn đang ở mức thấp nhưng đang cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của sự cải thiện. Chính sách tiền tệ và tỷ giá VND duy trì ổn định sẽ tiếp tục thẩm thấu vào nền kinh tế như kỳ vọng trong 2024. (3) Rủi ro về bất ổn chính trị thấp. Trong bối cảnh thế giới phân mảnh và mang nhiều rủi ro khó lường, Việt Nam vốn là tâm điểm quan tâm đầu tư sẽ tiếp tục được đánh giá cao khi không những giữ được vị thế trung lập mà còn không ngừng tạo các mối quan hệ chiến lược với các đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,... Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động lên quyết định đầu tư của dòng vốn ngoại.

Ở đây, FIDT đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề triển khai KRX và nâng hạng thị trường với những động lực rõ ràng giúp thu hút dòng tiền từ khối ngoại trở lại. Theo đó, hệ thống KRX là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó giúp thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng của các tổ chức xếp hạng thế giới. Trên thực tế, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa KRX và việc nâng hạng TTCK VN, việc nâng hạng thị trường thường do các tổ chức tài chính quốc tế lớn như MSCI, FTSE Russell hay S&P Dow Jones quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình nâng hạng như: thanh khoản, quy mô, sự minh bạch, điều kiện tiếp cận cho NĐT nước ngoài và cơ sở hạ tầng thị trường, … Và đây là những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cho rằng KRX có thể hỗ trợ tốt.

Về mặt lợi ích, nâng hạng sẽ thu hút dòng vốn lớn, ổn định và đa dạng hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, hiện nay nhiều quỹ đầu tư chứng khoán theo chỉ số (ETF) thường xuyên sử dụng những báo cáo xếp hạng thị trường này để đưa ra quyết định đầu tư, các quỹ ETF này thường tập trung vào các thị trường mới nổi (EM – Emerging Markets) và sẽ tự động phân bổ một phần nguồn vốn vào các thị trường được nâng hạng, trong khi chỉ dành tối đa 2 - 3% nguồn vốn vào các thị trường cận biên (FM - Frontier Markets).

Có khoảng 844 quỹ trên toàn cầu đang sử dụng MSCI Emerging Markets Index làm chỉ số tham chiếu (benchmark) với tổng tài sản là 614.5 tỷ USD và có khoảng 89,6 tỷ USD tài sản đầu tư vào họ chỉ số FTSE EM. Ước tính từ World Bank cũng cho thấy việc nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể mang đến thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam, trong đó riêng năm đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2 – 5 tỷ USD.

Như vậy, đầu 2024 sự kỳ vọng của thị trường sẽ tập trung chủ yếu vận hành của KRX, đặc biệt là trong quý 1. Sự chuẩn bị và triển khai KRX theo đúng tiến độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nâng hạng thị trường từ FTSE vào tháng 9/2024. Đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực này không chỉ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện sự chuyên nghiệp và minh bạch, mà còn mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài trở lại vào cuối 2024 sau thời gian rút ròng mạnh mẽ khỏi thị trường Việt Nam vào cuối 2023.

Với những phân tích trên, FIDT nhận định dòng vốn khối ngoại sẽ sớm trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam và tích cực hơn trong nửa sau 2024 khi các động lực quốc tế và trong nước dần trở nên rõ nét hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc, vốn ngoại chảy đi đâu?

    Tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc, vốn ngoại chảy đi đâu?

    04:00, 24/01/2024

  • Định giá hấp dẫn, cổ phiếu VCB hút dòng vốn ngoại

    Định giá hấp dẫn, cổ phiếu VCB hút dòng vốn ngoại

    05:20, 20/01/2024

  • Áp lực chốt lời từ dòng vốn ngoại chưa kết thúc

    Áp lực chốt lời từ dòng vốn ngoại chưa kết thúc

    13:04, 17/01/2024

  • Cẩn trọng với xu hướng thị trường chưa rõ ràng của dòng vốn ngoại

    Cẩn trọng với xu hướng thị trường chưa rõ ràng của dòng vốn ngoại

    16:36, 26/11/2023

  • Kỳ vọng ổn định tỷ giá, thu hút dòng vốn ngoại trong năm 2024

    Kỳ vọng ổn định tỷ giá, thu hút dòng vốn ngoại trong năm 2024

    05:01, 20/11/2023

  • Vốn ngoại đang đi đâu?

    Vốn ngoại đang đi đâu?

    15:35, 05/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vốn ngoại sẽ trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO