Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO (kỳ 1)

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam đã có một khởi đầu quan trọng trong việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế.

Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 11/7/2011 vừa qua, Ban Hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo giải quyết tranh chấp tới các bên liên quan. Báo cáo ủng hộ hầu hết những lập luận Việt Nam đưa ra trong tham vấn. 

Xuất

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau dịch COVID-19.

Dưới đây là thông tin tóm tắt về bối cảnh và diễn tiến của vụ việc và những bài học giá trị từ vụ việc.

Bối cảnh của vụ việc:

Vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng tháng 1/2004. Việc điều tra được tiến hành đối với 3 doanh nghiệp bị đơn có lượng xuất khẩu lớn nhất (bao gồm: Minh Phú, Minh Hải và Camimex – gọi là bị đơn bắt buộc). Tháng 2/2005, DOC chính thức áp thuế chống bán phá giá với các thuế suất: (i) từ 4,3% đến 5,24% đối với từng bị đơn bắt buộc; (ii) mức 4,57% (là mức bình quân gia quyền của thuế suất áp dụng cho 3 bị đơn bắt buộc) đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra; và (iii) mức thuế suất toàn quốc 25,76% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại.

Theo pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, sau tròn mỗi năm kể từ ngày lệnh áp thuế chống bán phá giá của DOC được ban hành, DOC sẽ tiến hành rà soát hành chính để xét lại mức thuế chính thức mà DOC đã áp đối với khoảng thời gian 1 năm liền trước đó. Theo đó, tính tới thởi điểm tháng 2/2010 (thời điểm Việt Nam đệ đơn yêu cầu tham vấn CP Hoa Kỳ), DOC đã tiến hành 3 cuộc rà soát hành chính (POR) (bên nguyên đơn đã không yêu cầu rà soát hành chính năm đầu tiên sau khi đã thống nhất với phía Việt Nam). Tuy nhiên, vào thời điểm đó mới chỉ có kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính hai và ba.

Trong đợt rà soát lần thứ hai - POR2 (04/2007), có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đăng ký tham gia rà soát. Tuy nhiên, DOC chỉ chọn 2 doanh nghiệp (Công ty Minh Phú và Camimex) là bị đơn bắt buộc  dựa trên tiêu chí là doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất. Ngày 02/09/2008, DOC đã ban hành Quyết định cuối cùng về kết quả rà soát POR2. Theo đó, mức thuế suất của các bị đơn bắt buộc (Minh Phú, Camimex) đạt mức thuế suất không đáng kể (0-0,01%). Tuy nhiên, mức thuế suất này không được áp dụng cho các bị đơn tự nguyện (gồm các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có tham gia vào đợt rà soát lần 2 nhưng không được DOC lựa chọn làm bị đơn bắt buộc) mà các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn bị áp thuế theo mức thuế suất từ điều tra ban đầu là 4,57%, mức thuế suất toàn quốc cũng áp dụng theo điều tra ban đầu là 25.76%. 

Trong đợt rà soát lần thứ ba – POR3 (04/2008), DOC chọn 3 doanh nghiệp (Công ty Minh Phú, Camimex và Công ty Phương Nam) trong số 28 doanh nghiệp đăng ký tham gia rà soát để tiến hành điều tra đầy đủ. Ngày 15/09/2009, Quyết định cuối cùng về kết quả rà soát POR3 được ban hành, trong đó, 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đều nhận được mức thuế suất tối thiểu (Minh Phú: 0,43%; Camimex: 0,08%; Phương Nam: 0,21%), nhóm các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện không được hưởng mức thuế suất theo thực tế điều tra mà tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá theo điều tra ban đầu là 4,57%, thuế suất toàn quốc là 25,76%.

Trước nguy cơ DOC tiếp tục dùng các phương pháp tính toán như đã dùng trong POR2 và POR3 dẫn tới kết quả rất bất lợi trong POR4 (đặc biệt liên quan đến cơ hội thoát hoàn toàn khỏi vụ kiện của các doanh nghiệp có kết luận 3 lần biên độ phá giá tối thiểu), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ động đưa ra phân tích và kiến nghị đề xuất kiện Hoa Kỳ ra WTO lên Chính phủ. Tháng 2/2010, Chính phủ đã chấp thuận đề xuất này và bắt đầu vụ kiện bằng tham vấn gửi Chính phủ Hoa Kỳ.

Tóm tắt diễn tiến vụ việc:

Giai đoạn Tham vấn

Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá (CBPG) mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
Cụ thể, Việt Nam khiếu nại các biện pháp sau đây của DOC là vi phạm WTO:

Sử dụng phương pháp “Quy về 0 – Zeroing” trong tính toán biên độ phá giá;

Giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà soát hành chính;

Phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn trong điều tra rà soát hành chính lần 2 và 3;

Phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất lợi  đối với những doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước.

Việt Nam cho rằng những phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm các Điều I, II, VI:1 và VI:2 Hiệp định GATT 1994; một số Điều của Hiệp định về Chống bán phá giá (CBPG); Điều XVI:4 Hiệp định Thành lập WTO và Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

Tham vấn giữa hai bên nhằm giải quyết ổn thỏa, nhanh chóng vụ việc đã không thành công. Ngày 7/4/2010 Việt Nam chính thức đề nghị WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp này theo Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO (DSU).

Giai đoạn Hội thẩm

Ngày 07/04/2010, Việt Nam yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong WTO (DSB) thành lập Ban Hội thẩm.

Nội dung tranh chấp của vụ việc này của Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều bên. Có tới 7 nước đăng ký tham gia với tư cách bên thứ ba vào vụ kiện này (bao gồm: Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ). Đa số các nước này trong quá trình xem xét của Ban Hội thẩm đều có ý kiến ủng hộ quan điểm của Việt Nam (trừ trong một số hãn hữu vấn đề mà họ không có cùng mối quan tâm như Việt Nam – ví dụ về phương pháp sử dụng đối với nước có nền kinh tế phi thị trường). Điều này một mặt cho thấy Việt Nam đã lựa chọn trúng và đúng các vấn đề. Mặt khác sự ủng hộ rất tích cực cũng góp phần mang đến quyết định có lợi cho Việt Nam của Ban Hội thẩm.

Báo cáo của Ban Hội thẩm

Ngày 11/07/2011, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các bên liên quan. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở phân tích các vấn đề khiếu kiện, các lập luận và phản biện của các bên tham gia. Cụ thể, trong Báo cáo của Ban Hội thẩm nêu rõ:

Liên quan đến khiếu kiện về phương pháp “Quy về 0”:

Phương pháp “Quy về 0” trong điều tra rà soát thuế chống bán phá giá là một thông lệ được Hoa Kỳ sử dụng trong hầu hết các vụ điều tra chống bán phá giá của nước này. Nội dung của phương pháp này là khi tính toán biên độ phá giá chung, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chỉ tính các biên độ phá giá có giá trị dương (lớn hơn 0), biên độ phá giá có giá trị âm sẽ được tự động chuyển về thành 0. Với phương pháp này, biên độ phá giá chung được tính toán sẽ cao hơn, từ đó mức thuế chống bán phá giá cũng bị đội lên rất nhiều.

Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về 0” của Bộ Thương mại Hoa kỳ trong xác định biện độ phá giá đối với các bị đơn bắt buộc trong rà soát hành chính lần 2 và lần 3 là trái với Điều 2.4 trong Hiệp định về Chống bán phá giá. Ngoài ra, Ban Hội thẩm cũng cho rằng việc sử dụng phương pháp “Quy về 0” trong bất kỳ rà soát hành chính nào của Hoa Kỳ là vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định về Chống bán phá giá và Điều VI:2 GATT 1994.

Quyết định này của Ban Hội thẩm cũng phù hợp với các tiền lệ trong nhiều vụ tranh chấp trước đây trong khuôn khổ WTO về vấn đề này. Trên thực tế, sau nhiều phán quyết cáo buộc vi phạm, Hoa Kỳ đã phải dỡ bỏ phương pháp quy về 0 trong điều tra ban đầu cho tất cả các vụ việc. Tuy nhiên, nước này chưa chấp nhận dỡ bỏ hoàn toàn phương pháp này trong điều tra rà soát hành chính (chỉ dỡ bỏ đối với các vụ việc cụ thể đã bị kiện ra WTO và bị tuyên vi phạm). Đây chính là một trong những lý do chính khiến Việt Nam phải tiến hành vụ việc này nhằm bảo vệ lợi ích cụ thể của các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong rà soát hành chính. Do đó, việc Việt Nam “thắng” ở vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam.

Liên quan đến khiếu kiện về việc hạn chế số lượng bị đơn bắt buộc (bị đơn được lựa chọn):

Liên quan đến vấn đề điều tra riêng các bị đơn không được lựa chọn điều tra nhưng tự nguyên cung cấp bản trả lời, trong báo cáo của mình, Ban Hội thẩm đã bác bỏ khiếu nại của Việt Nam với lý do trên thực tế không có doanh nghiệp nào của Việt Nam không được lựa chọn điều tra nhưng cung cấp “bản trả lời tự nguyện”. Đến giai đoạn này, đây là nội dung duy nhất mà Việt Nam có thể xem là “chưa thắng” trong vụ kiện này.

Liên quan đến khiếu kiện về mức thuế suất  áp dụng cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn:

Theo quy định của WTO (Điều 9.4 Hiệp định chống bán phá giá) thì thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra sẽ bằng bình quân gia quyền thuế suất xác định cho các bị đơn bắt buộc (trừ các trường hợp bị đơn bắt buộc có mức thuế suất xác định dựa trên các thông tin sẵn có bất lợi hoặc có thuế suất bằng 0% hoặc từ 0-2%).
Tuy nhiên, Điều khoản này của WTO lại không quy định gì về cách thức xác định thuế suất cho bị đơn tự nguyện khi tất cả các bị đơn bắt buộc đều có mức thuế suất bằng 0 hoặc không đáng kể (như kết quả của POR2 và POR3 nêu ở trên). Theo một phán quyết của Cơ quan phúc thẩm WTO trước đây thì tình trạng này được xem là “lỗ hổng pháp lý” và vì vậy khó có thể nói việc DOC sử dụng thuế suất cho bị đơn tự nguyện theo kết quả của vụ điều tra gốc là sai hay không. Có thể đây là lý do khiến Ban Hội thẩm không trả lời khiến nại của Việt Nam về vấn đề này.

Mặc dù vậy, vì DOC sử dụng phương pháp Quy về 0 (đã bị tuyên là vi phạm) trong vụ điều tra gốc để tính toán thuế suất cho bị đơn tự nguyện nên việc DOC bê y nguyên mức thuế suất này các bị đơn tự nguyện trong POR2 và POR3 được Ban Hội thẩm xác định là vi phạm WTO.

Liên quan đến việc xác định mức thuế suất toàn quốc:

Theo Hiệp định chống bán phá giá WTO (Điều 9.4) thì cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng cho từng bị đơn trong vụ việc chống bán phá giá; trong trường hợp không thể điều tra hết được (do số lượng bị đơn quá nhiều và nguồn lực của cơ quan điều tra hạn chế), cơ quan này có thể chỉ điều tra một số lượng bị đơn nhất định, số bị đơn còn lại (không được điều tra) sẽ được hưởng thuế suất bằng bình quân gia quyền của các bị đơn được điều tra. Như vậy, với quy định này, sẽ chỉ có 2 loại thuế suất là “thuế suất riêng cho bị đơn bắt buộc” (individual rates), “thuế suất cho các bị đơn còn lại” (“all other” rate) trong vụ điều tra chống bán phá giá.

Tuy nhiên, trong vụ tôm Việt Nam cũng như trong thông lệ tại Hoa Kỳ, ngoài hai loại thuế suất trên, DOC còn áp dụng thêm loại “thuế suất toàn quốc” (country-wide rate) cho các trường hợp bị đơn không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều kiện “hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của Nhà nước” để được hưởng mức “all others rate”. Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận của Việt Nam rằng quy định này của Hoa Kỳ là vi phạm WTO: theo Điều 9.4 nói trên thì thuế suất loại “all others” được áp dụng không kèm theo điều kiện gì, việc DOC đặt thêm điều kiện “doanh nghiệp phải chứng minh được mình độc lập khỏi sự kiểm soát của Nhà nước” là vi phạm WTO.

Đây có thể xem là thắng lợi rất đáng kể của Việt Nam trong vụ việc này bởi khác với phương pháp Quy về 0 vốn đã bị tuyên vi phạm trong nhiều phán quyết của WTO, vấn đề “thuế suất toàn quốc” là vấn đề mới và hầu như chưa có tiền lệ rõ ràng trong WTO trong khi đây lại là phương pháp Hoa Kỳ sử dụng rất phổ biến trong các vụ việc của các nước có nền kinh tế thị trường, gây thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp ở các nước này (bởi thuế suất toàn quốc mà DOC áp dụng hầu hết là cao hơn mức “all others rate”).

Khuyến nghị chung của Ban Hội thẩm:

Từ các phán quyết về từng vấn đề nêu trên, Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này. Vì vậy, Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh các biện pháp liên quan cho phù hợp các Hiệp định nêu trên (theo Điều 19.1 DSU).
Theo Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Việt Nam và Hoa Kỳ có khoảng thời gian là 60 ngày để đưa ra kháng cáo báo cáo này của Ban Hội thẩm lên Cơ quan Phúc thẩm. Nếu không có kháng cáo trong thời hạn trên, Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ được DSB thông qua và có giá trị bắt buộc. Khi đó, Bên thua kiện có 30 ngày để thông báo với DSB về việc thi hành khuyến nghị của mình.

Kỳ 2: Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO (kỳ 1) tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693912 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693912 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10