Vụ hợp tác xã tại Đắk Lắk kêu cứu: UBND huyện Krông Pắc “xin” tiếp nhận mã vùng trồng

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX cây ăn trái Krông Pắc, UBND huyện Krông Pắc tiếp tục xin chủ trương được tiếp nhận, duy trì và quản lý mã vùng trồng sầu riêng của hợp tác xã này…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, lá đơn kêu cứu HTX cây ăn trái Krông Pắc đã gây xôn xao dư luận những ngày qua. Nhiều ý kiến hoài nghi, sự việc thiếu minh bạch, có dấu hiệu lợi ích nhóm, bởi quyết định này được ban hành ngay trước vụ thu hoạch sầu riêng tại địa phương.

>>Đắk Lắk: Hợp tác xã “điêu đứng” bởi quyết định “trái luật”?

hihihihii

Luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La cho rằng, Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận HTX của UBND huyện Krông Pắc là trái luật. Ảnh: Nguyễn Giang

Đã ban hành Quyết định trái luật…

Theo đó, nhận định về căn cứ pháp lý để UBND huyện Krông Pắc ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX Krông Pắc, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cũng cho rằng, các căn cứ của chính quyền địa phương đưa ra là trái quy định của pháp luật.

Cụ thể theo Luật sư Biên, ngày 21/2/2023, Công an tỉnh Đắk Lắk có Quyết định số 65/QĐ-XPHC, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Anh Tuấn (ông Tuấn là Chủ tịch HĐQT HTX cây ăn trái Krông Pắc - PV), do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính “làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của Cơ quan tổ chức”. Căn cứ vào lý do này, UBND huyện Krông Pắc cho rằng, HTX cây ăn trái Krông Pắc thuộc hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký HTX theo khoản 2 Điều 56 Luật Hợp tác xã.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức Biên cho rằng, căn cứ này của chính quyền địa phương đưa ra không đúng theo quy định pháp luật, bởi hành vi của ông Tuấn không thể là căn cứ để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký của Hợp tác xã. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Phạm Anh Tuấn không phải hồ sơ kê khai thành lập hoặc hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký Hợp tác xã.

Hơn nữa, theo quy định của pháp luật về hành vi làm giả hồ sơ xin cấp thêm con dấu không quy định bất kỳ hình thức xử phạt nào liên quan đến việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã đã được cấp.

“Như vậy, việc UBND huyện Krông Pắc căn cứ vào Quyết định xử phạt số 65/QĐ-XPHC, ngày 21/02/2023 của Công an tỉnh Đắk Lắk để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là trái với quy định của pháp luật”, Luật sư Biên phân tích.

Cũng theo Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La, Quyết định số 04/QĐ-TCKH ngày 20 tháng 6 năm 2023 của UBND huyện Krông Pắc đã áp dụng sai quy định Điều 56 Luật Hợp tác xã.

“UBND huyện Krông Pắc xác định hợp tác xã vi phạm khoản 2 Điều 56 Luật Hợp tác xã là không có căn cứ pháp luật, bởi Hợp tác xã cây ăn trái Krông Pắc được thành lập từ ngày 02/12/2020 và thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 04/01/2023 đến nay và không có phán quyết của tòa án, hay cơ quan chức năng nào lập biên bản xử lý xác định Hồ sơ đăng ký của hợp tác xã có nội dung kê khai là không trung thực, không chính xác”, Luật sư Nguyễn Đức Biên phân tích.

hhihihihi

Công văn số 2337/UBND-NN của UBND huyện Krông Pắc. Ảnh: Nguyễn Giang

… Lại xin chủ trương …“trên trời”!

Đáng chú ý, cùng với việc “nhanh chóng” thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX cây ăn trái Krông Pắc, ngày 14/7/2023 vừa qua, UBND huyện Krông Pắc tiếp tục có Công văn số 2337/UBND-NN gửi UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về việc xin ý kiến đối với công tác quản lý, duy trì và giám sát mã vùng trồng đã được phê duyệt.

Cụ thể, theo nội dung Văn bản, UBND huyện Krông Pắc xin ý kiến “Cho chủ trương, trước mắt giao các mã vùng trồng đã được phê duyệt đối với HTX cây ăn trái Krông Pắc về UBND huyện quản lý. Theo đó, UBND huyện sẽ tiếp nhận, duy trì, quản lý sử dụng theo quy định, và hướng dẫn thành lập các tổ chức kinh tế đại diện vùng trồng cho các hộ dân theo quy định hiện hành”.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về nội dung này, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT HTX cây ăn trái Krông Pắc cho biết, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra hồ sơ vùng trồng và khẳng định hồ sơ vùng trồng của HTX cây ăn trái Krông Pắc làm hoàn toàn đầy đủ.

“Công văn xin tỉnh chủ trương chuyển mã số vùng trồng từ HTX sang UBND huyện Krông Pắc tiếp nhận để duy trì là rất buồn cười, địa phương chỉ giám sát và quản lý chứ không có quyền chuyển mã số vùng trồng từ đơn vị này sang đơn vị khác”, ông Tuấn bức xúc nói.

Cũng theo ông Tuấn, đơn vị quản lý mã vùng trồng là Cục Bảo vệ thực vật. “Chỉ có Cục Bảo vệ thực vật mới có chức năng tạm thời đình chỉ hoặc thu hồi mã số vùng trồng nếu doanh nghiệp, HTX có vi phạm”, ông Tuấn nói.

>>Vụ hợp tác xã tại Đắk Lắk kêu cứu: Luật sư nói gì?

hihihihi

Một số thành viên của HTX cây ăn trái Krông Pắc trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp. Ảnh: Ngọc Thương

Cũng trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp – TS Hoàng Xuân Trường – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, chính quyền địa phương đang làm sai vai trò của mình.

Theo TS Hoàng Xuân Trường, mã số vùng trồng được cấp cho các đơn vị khi họ làm đơn xin đề nghị được cấp, và đã được cơ quan quản lý kiểm tra đủ điều kiện mới cấp, và mã số đó là tài sản của họ, đó là điều kiện cần để họ có thể vươn ra thị trường lớn, cũng là căn cứ để họ xây dựng hình ảnh thương hiệu cho vùng nguyên liệu của mình.

“Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì chúng ta cần tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát tốt hơn nữa việc cấp mã số vùng trồng. Khi bị vi phạm thì cần xử lý theo quy định của nhà nước”, TS Hoàng Xuân Trường nói.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, vai trò của chính quyền địa phương nên chỉ làm công tác tuyên truyền, giám sát và hỗ trợ quản lý thông tin, truyền tải thông tin lên các cấp có thẩm quyền. “Phải nhận thức được rằng chính quyền địa phương còn rất nhiều việc phải quản lý, phải làm, do vậy việc quan trọng nhất là nâng cao được ý thức của người dân và đặc biệt là quản lý chặt khâu thu gom, sơ chế, chế biến và khâu xuất khẩu”, TS Hoàng Xuân Trường nói.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về vai trò quản lý mã vùng trồng ở các địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Cục trưởng cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, khi có mã vùng trồng được cấp từ nước nhập khẩu, các địa phương sẽ phải thực hiện giám sát hàng năm, gửi kết quả giám sát về Cục Bảo vệ thực vật. Báo cáo giám sát phải nêu rõ những mã số nào duy trì được tình trạng đáp ứng quy định, mã số nào phải thu hồi do không đạt yêu cầu.

“Cục Bảo vệ thực vật sẽ đàm phán với nước nhập khẩu để chấp nhận các mã mới và thu hồi các mã không đạt yêu cầu”, bà Hương nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ hợp tác xã tại Đắk Lắk kêu cứu: UBND huyện Krông Pắc “xin” tiếp nhận mã vùng trồng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714372915 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714372915 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10