Xây dựng cơ chế tạo nguồn dự phòng rủi ro cho Quỹ bảo lãnh tín dụng

LÊ MỸ 27/03/2023 02:05

Dù lãi suất giảm, nhưng việc không hạ chuẩn vay vẫn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng.

>>3 yếu tố “cải tổ” Quỹ bảo lãnh tín dụng

Trước bối cảnh trên, nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm tái cấu trúc Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD).

p/Hướng dẫn khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ở Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Chu Kiều

Hướng dẫn khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ở Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Chu Kiều

Khiêm tốn dư nợ qua bảo lãnh

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đến nay, cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV thông qua các Quỹ tài chính nhà nước cho thấy chưa hiệu quả. Cụ thể, dư nợ tín dụng có bảo lãnh của Quỹ BLTD các địa phương tăng từ 411 tỷ đồng năm 2016 lên 648 tỷ đồng năm 2017, sau đó giảm dần qua các năm 2018-2022.

Tổng dư nợ có bảo lãnh của Quỹ đến cuối tháng 2/2023 đạt 261.327 triệu đồng, nhưng hiện chỉ Agribank và Vietcombank phát sinh dư nợ.

Bà Giang cho biết về phía Quỹ Phát triển DNNVV, đến nay chưa phát sinh cho vay trực tiếp đối với DNNVV, nên DNNVV chưa thể tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn này. Mặt khác, khi tiếp cận nguồn vốn này gián tiếp qua các TCTD, thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện cho vay, DNNVV phải chịu chi phí vốn cao hơn so với vay trực tiếp.

>>CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 5): Cần thay đổi cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng

Trọng tâm các giải pháp

Nhiều chuyên gia cho rằng, các Quỹ có vốn khiêm tốn nên các địa phương phải chủ động cấp vốn, bổ sung vốn cho Qũy. Bên cạnh đó là đào tạo nhân lực “chuẩn” để thẩm định, kết nối, đảm bảo chất lượng BLTD và tư vấn cho doanh nghiệp, cùng ngân hàng quản trị, giám sát vốn vay.

Trong định hướng tín dụng tới đây, NHNN cho biết sẽ rà soát, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 34/2018/NĐ-CP theo hướng tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các Quỹ BLTD, xem xét xây dựng cơ chế tạo nguồn quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ, đảm bảo khi rủi ro xảy ra Quỹ có khả năng xử lý mà vẫn bảo toàn vốn điều lệ…

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, đánh giá đã tới lúc cần thúc đẩy tái cấu trúc Quỹ BLTD và Quỹ phát triển DNNVV theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017.

Bên cạnh đó, ông Lực cũng cho rằng doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao khả năng thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý, tài chính; tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và đón đầu xu hướng tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong trong tương lai. Đây cũng là lợi thế để được các định chế ưu tiên hơn trong tiếp cận vốn.

Có thể bạn quan tâm

  • Tín dụng sẽ nới thêm cho bất động sản?

    Tín dụng sẽ nới thêm cho bất động sản?

    04:50, 24/03/2023

  • VBF 2023: Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phân bổ tín dụng hợp lý

    VBF 2023: Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phân bổ tín dụng hợp lý

    16:31, 19/03/2023

  • Thanh lọc hệ thống tuần hoàn các nguồn vốn, tín dụng hiệu quả

    Thanh lọc hệ thống tuần hoàn các nguồn vốn, tín dụng hiệu quả

    11:00, 17/03/2023

  • Doanh nghiệp và Ngân hàng nói gì về việc tiếp cận tín dụng hiện nay

    Doanh nghiệp và Ngân hàng nói gì về việc tiếp cận tín dụng hiện nay

    04:00, 16/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng cơ chế tạo nguồn dự phòng rủi ro cho Quỹ bảo lãnh tín dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO