Xem xét thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ đá vôi Nhẫm Dương

Diendandoanhnghiep.vn UBND tỉnh Hải Dương vừa đã xem xét việc điều chỉnh nội dung, thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ tại mỏ đá vôi Nhẫm Dương, phường Duy Tân (Kinh Môn) của Công ty Xi măng Phúc Sơn.

>>> Quảng Ninh: Dần đóng cửa mỏ đá và mỏ than lộ thiên để bảo vệ môi trường

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về việc xem xét điều chỉnh nội dung, thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ tại mỏ đá vôi Nhẫm Dương, phường Duy Tân (Kinh Môn) của Công ty Xi măng Phúc Sơn.

Mới đây, tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 (lần 3), ông Lưu Văn Bản - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, hoàn thiện báo cáo của Sở và phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hoàn thiện dự thảo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phương án đề xuất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị xem xét ưu tiên phương án đề xuất Cục Khoáng sản Việt Nam gia hạn thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ, cho phép Công ty Phúc Sơn di chuyển lượng đá vôi trên bãi và phải có các yêu cầu cụ thể đối với công ty về thời gian hoàn thành, cam kết bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, môi trường trong quá trình vận chuyển. Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ phương án đề xuất, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy bảo đảm không ảnh hưởng đến hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản thế giới khu vực núi Nhẫm Dương.

Trước đó, UBND tỉnh Quyết định đóng cửa mỏ đất sét phía tây - nam thuộc dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao, thương mại và đô thị Chí Linh tại phường Cộng Hòa (Chí Linh) với diện tích 21 ha

Trước đó, UBND tỉnh Quyết định đóng cửa mỏ đất sét phía tây - nam thuộc dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao, thương mại và đô thị Chí Linh tại phường Cộng Hòa (Chí Linh) với diện tích 21 ha (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 1996, Công ty Phúc Sơn được Bộ Công nghiệp (trước đây) cấp giấy phép cho khai thác mỏ đá vôi tại núi Duyên Linh (Nhẫm Dương), xã Duy Tân, Kinh Môn (nay là phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn). Diện tích khu vực khai thác 34,23 ha, trữ lượng khai thác hơn 38,7 triệu tấn, công suất khai thác 800.000 tấn/năm, thời hạn 30 năm (đến ngày 6/5/2026).

Từ năm 2003, khu vực chùa Nhẫm Dương và các hang động xung quanh được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và khảo cổ. Năm 2015, UBND tỉnh yêu cầu Công ty Xi măng Phúc Sơn đình chỉ ngay hoạt động khai thác và nổ mìn tại mỏ đá vôi Nhẫm Dương. Năm 2019, UBND tỉnh quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, trong đó có núi Nhẫm Dương.

Năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyết định thu hồi giấy phép của Công ty Phúc Sơn. Tháng 1/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ núi Nhẫm Dương, trong đó yêu cầu công ty phải tháo dỡ các công trình phụ trợ; lắp đặt biển báo, hàng rào; đào rãnh thoát nước… Thời gian thực hiện đến ngày 26/1/2023.

Do có vướng mắc với Công ty CP Thương mại Phú Khang (đơn vị được Công ty Phúc Sơn thuê khai thác, bốc xúc vận chuyển khoáng sản tại mỏ Nhẫm Dương về Công ty Phúc Sơn) nên Công ty Phúc Sơn chưa thực hiện được các nội dung đề án đóng cửa mỏ. Công ty đề nghị được gia hạn thời hạn thực hiện đề án đóng cửa mỏ và được phép tiêu thụ khối lượng đá vôi còn tại bãi. Đến đầu năm 2023, Cục Khoáng sản Việt Nam chưa gia hạn cho Công ty Phúc Sơn. Đến nay, khu vực mỏ Nhẫm Dương vẫn còn nguyên trạng như tại thời điểm phê duyệt đề án đóng cửa mỏ. Công ty Phúc Sơn tiếp tục đề nghị được gia hạn thời hạn thực hiện đề án đóng cửa mỏ thêm 12 tháng.

Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương vừa có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản đá vôi Áng Dâu thuộc phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn. Việc đóng cửa mỏ nhằm thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng, quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; bàn giao diện tích khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản cho chính quyền địa phương để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan; cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác theo quy định.

UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét việc điều chỉnh nội dung, thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ tại mỏ đá vôi Nhẫm Dương, phường Duy Tân

UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét việc điều chỉnh nội dung, thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ tại mỏ đá vôi Nhẫm Dương, phường Duy Tân

Khu mỏ đóng cửa có diện tích 4,05ha, được thể hiện trên bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản tỷ lệ 1/1.000 hệ VN 2000 có tọa độ các điểm khép góc (1, B, C, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16) theo Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh Hải Dương.

Hiện tại, Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương đã hoàn thành khối lượng công việc theo Đề án đóng cửa mỏ đã được phê duyệt tại Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 28/4/2021 của UBND tỉnh Hải Dương; hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường (bao gồm diện tích 0,97ha thuộc Giấy phép khai thác khoáng sản số 2619/GP-UBND ngày 23/10/2014).

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương tiếp tục rà soát, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức khai thác khoáng sản, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan; tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nghĩa vụ phát sinh trong quá trình khai thác khoáng sản tại khu vực đóng cửa mỏ (nếu có); chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu, tài liệu hồ sơ đóng cửa mỏ.

Mỏ khoáng sản mỏ đá vôi Áng Dâu tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn được UBND tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty Cổ phần Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 2944/GP-UBND ngày 29/9/2017 với mục đích khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường.

Ngoài hai mỏ trên, UBND tỉnh cũng đóng cửa mỏ đá vôi Áng Sơn tại phường Phú Thứ (Kinh Môn). Diện tích đóng cửa mỏ là 6,2 ha; và đóng cửa mỏ đất sét phía tây - nam thuộc dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao, thương mại và đô thị Chí Linh tại phường Cộng Hòa (Chí Linh) với diện tích 21 ha.

Theo Sở TNMT: Việc đóng cửa mỏ đá vôi Áng Sơn tại phường Phú Thứ (Kinh Môn).nhằm thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng, bàn giao diện tích khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản cho UBND thị xã Kinh Môn để quản lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, vào tháng 10.2010, Công ty Lên doanh công trình Hữu Nghị được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá vôi Áng Sơn với diện tích khu vực khai thác 6,2 ha, trữ lượng 550.000 m3. Thời hạn khai thác 5 năm. Hết thời hạn giấy phép, công ty này không thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo UBND tỉnh.

Tháng 7.2022, UBND tỉnh có công văn đồng ý chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh và cho phép liên danh Công ty: Tân Cương - Việt Bắc - Bình Minh thực hiện đóng cửa mỏ đá vôi Áng Sơn thay Công ty Liên danh công trình Hữu Nghị bằng nguồn vốn tự có của liên danh.

UBND tỉnh cũng đóng cửa mỏ đá vôi Áng Sơn tại phường Phú Thứ (Kinh Môn).

UBND tỉnh cũng đóng cửa mỏ đá vôi Áng Sơn tại phường Phú Thứ (Kinh Môn).

Cũng theo Sở TN&MT:  Quyết định đóng cửa mỏ đất sét phía tây - nam thuộc dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao, thương mại và đô thị Chí Linh tại phường Cộng Hòa (Chí Linh) với diện tích 21 ha, nhằm thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng, đóng cửa mỏ phần diện tích chưa khai thác để bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và tiếp tục thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao, thương mại và đô thị Chí Linh. Quản lý đất đai, bàn giao 7.166 m2 đất nằm trong ranh giới giấy phép nhưng nằm ngoài ranh giới của dự án (công ty không được giao đất, không tiến hành khai thác, còn nguyên hiện trạng) cho UBND TP Chí Linh quản lý theo quy định.

Dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa, thể thao, thương mại và đô thị Chí linh được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2005, điều chỉnh lần thứ 4 vào tháng 2.2022. Diện tích dự án hơn 166 ha. Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Trường Linh là chủ đầu tư thực hiện dự án. Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản trên được UBND tỉnh cấp cho công ty này ngày 7.11.2006 và gia hạn vào tháng 12.2008.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Trường Linh được UBND tỉnh giao đất để thực hiện dự án vào tháng 3.2006. Trong quá trình triển khai các trình tự thủ tục, phát hiện có khoáng sản tại vị trí dự án, công ty đã lập hồ sơ, được tỉnh cấp giấy phép khai thác đất sét, cát, sỏi trước khi xây dựng. Diện tích khai thác 21 ha, trữ lượng 825.000 m3. Sau khi giấy phép hết hạn, công ty đã lập đề án đóng cửa mỏ và được UBND tỉnh phê duyệt năm 2011. Công ty đã hoàn thổ các khu vực đã khai thác khoáng sản theo quy định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xem xét thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ đá vôi Nhẫm Dương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714388645 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714388645 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10