Xóa khoảng trống chính sách liên quan đến BT

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 20/08/2019 11:00

Từ 01/10/2019, Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.

Đại diện nhiều địa phương cho biết, không ít dự án theo hình thức BT đã được hoàn thiện về thủ tục pháp lý, nhà đầu tư đã bỏ ra số vốn lớn để thực hiện một số hạng mục nhưng đang bị tắc lại do cơ chế trả quyền lợi đối ứng đang gặp “khoảng trống” chính sách từ nhiều tháng nay.

p/Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc xác định tổng mức đầu tư của dự án BT thuộc quận Long Biên, Hà Nội.

Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc xác định tổng mức đầu tư của dự án BT thuộc quận Long Biên, Hà Nội.

Do khung pháp lý của chúng ta còn tù mù nhất là về điều kiện thanh toán, dẫn tới tình trạng nhiều dự án đất đối ứng không được tính đúng, tính đủ giá trị.Những “khoảng trống” chính sách

Tôi lấy ví dụ, khi giao đất cho nhà đầu tư, thường là đất chưa có hạ tầng, nên giá được định giá rất thấp. Song, nhiều nhà đầu tư đã khéo chọn quỹ đất cận kề dự án hạ tầng, nên sau khi dự án BT hoàn thành, giá đất đã tăng rất mạnh. Tuy nhiên, chưa có dự án nào được kiểm toán kỹ thuật và kiểm toán tài chính như tôi nói, cũng như chưa có tính toán cụ thể nào về mức chênh lệch này, dẫn đến nguy cơ thiệt thòi cho Nhà nước.

Việc không quy định chặt chẽ sẽ chứa đựng trong đó nguy cơ tham nhũng lớn mà vụ lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị thi hành kỷ luật sau khi thanh tra việc thực hiện “đổi đất lấy hạ tầng” hồi đầu những năm 1990 là minh chứng.

Các dự án BT có thể đưa ra nhưng nên hạn chế phạm vi áp dụng. Điển hình như chỉ nên áp dụng ở các tỉnh thành miền núi, hạ tầng kém phát triển, giao thông chưa được thông suốt, còn không nên áp dụng ở những địa phương đã quá sôi động như Hà Nội, TP.HCM.

Còn việc nhà đầu tư tư nhân tính toán sai suất đầu tư các công trình BT thì không có cách nào khác là phải nâng cao trình độ của cơ quan thẩm định dự án đầu tư BT.Thông thường với các dự án BT, nhà đầu tư tự đề xuất và lập dự án đầu tư, tự tính toán chi phí đầu tư để trình các cơ quan quyết định đầu tư. Nhà nước là bên đặt hàng dự án BT phải kiểm soát được các rủi ro này.

Có thể bạn quan tâm

  • Sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư BT

    19:44, 15/08/2019

  • Hoàn thiện Nghị định về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư BT

    19:23, 08/07/2019

  • Thiệt hại lớn vì chậm ban hành Nghị định thanh toán dự án BT

    11:00, 04/07/2019

  • Bộ trưởng Tài chính lý giải nguyên tắc thanh toán hợp đồng BT

    14:20, 31/05/2019

  • Đã đến lúc dừng BT!

    15:34, 30/05/2019

Cần phân định công – tội

Nói một cách khách quan, các dự án BT giao thông đã phát huy hiệu quả khi giúp giảm ùn tắc giao thông, tạo kết nối nhanh chóng giữa các khu vực, rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm chi phí vận chuyển... Khi thực hiện dự án theo hình thức này, nhà đầu tư được nhà nước thanh toán ngay bằng quỹ đất rõ ràng về mặt pháp lý, do đó quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư được đẩy nhanh, chi phí được giảm xuống, mang lại hiệu quả tối đa.
Trong phát triển giao thông, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách dưới các hình thức BOT, BT được coi là giải pháp mạnh để huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn. Và thực tế ở nước ta, nhiều công trình giao thông lớn đã và đang được thực hiện từ các nguồn vốn này.

Với hình thức BT, chính quyền cũng hưởng lợi khi có thể giảm bớt chi phí trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, phát triển đô thị…

  Một thực trạng đáng báo động nữa liên quan tới các dự án BT thực hiện chủ yếu bằng vốn vay, làm tăng chi phí đầu tư dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt hình thức đầu tư BT đang trở nên rủi ro cho nhà đầu tư khi không được đảm bảo các quyền lợi theo hợp đồng đã được ký kết. Bên cạnh đó, đối với dự án BT, việc chậm thanh toán quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư sẽ làm phát sinh chi phí lãi vay, làm tăng tổng mức đầu tư và làm giảm tính hiệu quả đầu tư của dự án đồng thời tạo ra nhiều áp lực cho nhà đầu tư.

Xác định giá trị dự án BT để thanh toán

Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán; được xác định như sau: Giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán; giá trị dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu.

Đặc biệt, Nghị định 69 đã quy định cụ thể xác định giá trị dự án BT để thanh toán. Cụ thể, giá trị dự án BT ghi tại Hợp đồng BT để thanh toán được xác định theo kết quả đấu thầu và không thay đổi kể từ ngày Hợp đồng BT được ký kết, trừ trường hợp quy định đưới đây.

Giá trị điều chỉnh dự án BT được xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh quy mô, thiết kế kỹ thuật, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án BT, khoản lãi vay trong phương án tài chính của Hợp đồng BT.

Giá trị điều chỉnh dự án BT ghi tại Phụ lục Hợp đồng BT được tổng hợp vào giá trị Dự án BT để thanh toán, quyết toán Hợp đồng BT theo đúng quy định của pháp luật.

Giá trị Dự án BT để thanh toán là giá trị Dự án BT được quyết toán theo quy định của pháp luật (giá trị quyết toán Hợp đồng BT).

Với những thông tin trên, rõ ràng đối tượng “thở phào” nhất chính là các nhà đầu tư. Tuy nhiên, gỡ khó cho BT thực ra không nằm ở Nghị quyết hay Nghị định, cũng không nằm ở Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Mà có lẽ, nó nằm ở những vấn nạn có tính hệ thống liên quan tới tài sản quốc gia và nguyên tắc công khai, minh bạch.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ

Chính sách để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức BT còn nhiều bất cập như xác định giá quyền sử dụng đất của quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư còn chưa rõ ràng về phương pháp, thời điểm xác định. Hầu hết các dự án BT thực hiện chỉ định thầu hoặc thanh toán cho nhà thầu theo hình thức giao đất là những kẽ hở gây thất thoát lãng phí.

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp thì kêu gọi bằng hình thức BT là cần thiết nhưng hiện nay chưa có luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Chính phủ cũng chưa ban hanh được nghị định hướng dẫn sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện BT. Việc thiếu hụt chính sách như vậy dẫn đến khó quản lý và ảnh hưởng đến kêu gọi đầu tư nên cần nghiên cứu, hoàn thiện ngay.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Cần sớm ban hành Nghị định của Chính phủ nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức BT. Nnội dung của nghị định cần có quy định về điều kiện, phạm vi áp dụng, nội dung hợp đồng BT, quy trình đánh giá chất lượng hạ tầng và định giá hạ tầng, yêu cầu về thẩm định giá đất và tài sản gắn liền đem đổi lấy hạ tầng áp dụng cho trường hợp đấu thầu dự án BT không thành công. Mặt khác, cần giới hạn phạm vi áp dụng dự án đầu tư theo hình thức BT chỉ được áp dụng tại những địa phương kém phát triển, nguồn thu ngân sách yếu kém mà ngân sách trung ương vẫn phải trợ giúp, hạ tầng chưa đủ để thu hút đầu tư. Tại những địa phương có hạ tầng phát triển tốt thì không thực hiện dự án BT mà phải thực hiện cơ chế nhà nước đấu giá đất để lấy tiền phát triển hạ tầng, khuyến khích đầu tư công tư theo các hình thức khác dựa trên thu phí dịch vụ và sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xóa khoảng trống chính sách liên quan đến BT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO