Xoay xở trong thế giới bất ổn

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế toàn cầu đang trong thời kỳ bất ổn, việc đương đầu với khó khăn buộc doanh nghiệp phải tìm ra những xu hướng mới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn nắm bắt cơ hội trong xu thế mới, các doanh nghiệp cần vượt qua những rào cản trước mắt.

p/Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu dự Lễ Khánh thành dự sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu dự Lễ Khánh thành dự sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

>> Fed tăng lãi suất

Ba rào cản lớn

Thứ nhất, đồng đô la Mỹ mạnh nhất lịch sử đã làm xáo trộn hệ thống tài chính toàn cầu, nguyên nhân chính xuất phát từ hành động của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ lãi suất.

Hệ quả là, tất cả các ngân hàng trung ương và những đồng tiền “neo giá” vào USD buộc phải tăng lãi suất. Chưa bao giờ doanh nghiệp toàn cầu phải gánh chi phí vốn vay cao như giai đoạn 2022 - 2023.

Chi phí vốn vay vượt mức bình thường đã thu hẹp biên độ lợi nhuận. Trong quý I/2023, doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500 giảm 6,8% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19. Nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp rơi vào trạng thái “đói vốn” hàng loạt.

Ngoài ra, tỷ giá bảng Anh, euro, Nhân dân tệ và yên Nhật so với USD giảm mạnh, khiến các quốc gia phải nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, như lương thực, nhiên liệu, với giá đắt đỏ hơn, làm phân tán nguồn lực của doanh nghiệp.

Thứ hai là sự suy yếu của các “đầu tàu” kinh tế thế giới. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện tại các xã hội tiêu dùng phương Tây, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh vì lạm phát cao kỷ lục hoành hành ngay tại thành trì kinh tế thế giới - khu vực châu, Mỹ.
Thực trạng trên dẫn đến hệ quả, Trung Quốc - công xưởng sản xuất toàn cầu và các nền kinh tế thiên về xuất khẩu cũng ghi nhận dấu hiệu “giảm phát”. Gần 5 triệu doanh nghiệp tại Trung Quốc cắt giảm sản xuất, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đình trệ. Điều này khiến người tiêu dùng phương Tây đang cùng lúc chịu hai đòn giáng: Lãi suất đi vay và giá cả hàng hóa tăng lên, đặc biệt là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và nhà ở.

Thứ ba là xung đột địa chính trị và mâu thuẫn chính sách. Chiến sự Nga - Ukraine gây áp lực lớn lên kinh tế toàn cầu, gây tắc nghẽn cục bộ dòng chảy năng lượng, lương thực và một số mặt hàng đặc chủng do Nga và Ukraine cung cấp cho hoạt động kinh tế thế giới.

Trong khi đó, chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc hàng đầu mâu thuẫn nhau dữ dội. Ví dụ, FED liên tục tăng lãi suất nhưng Trung Quốc lại thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Ngoài ra, các đòn trừng phạt trả đũa qua lại giữa 2 cường quốc này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới không tự tin mở rộng đầu tư, họ buộc phải “án binh bất động” tìm bến đỗ mới.

Triển vọng kinh tế thế giới

Tất cả thực tế trên đã và đang thúc đẩy quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra độ trễ cơ bản về tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia.

p/Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu dự Lễ Khánh thành dự sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng các đại biểu dự Lễ Khánh thành dự sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Nắm bắt xu hướng mới

Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều quốc gia thi triển chính sách “hướng nội”, dẫn đến sự bùng nổ chủ nghĩa bảo hộ. Điều này được biểu hiện ở chỗ, tăng cường hỗ trợ sản xuất trong nước với tâm lý hướng nội nhiều hơn để tập trung khắc phục khó khăn trong nước, từ đó làm giảm động lực tự do hóa và mở cửa kinh tế.

Bảo hộ kinh tế không chỉ giới hạn trong lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường, mà còn bao gồm cả tài chính, bảo hộ đầu tư, sở hữu trí tuệ, dịch chuyển tự do lao động,...

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế tạo ra sức bật mới cho đổi mới và sáng tạo, đóng vai trò là “bước nhảy” để doanh nghiệp tái cấu trúc, thay đổi cơ chế kinh doanh, phương thức tạo ra giá trị thặng dư mới.

Một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất từ sau đại dịch COVID-19 đến nay là phát triển “xanh”, bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo; sự lên ngôi của các lĩnh vực thuộc nội hàm “cách mạng lần thứ tư” như chất bán dẫn, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,...

Dễ nhận thấy, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay như Samsung, Nvidia, Intel, TSMC, Huawei, SMIC,… rót hàng nghìn tỷ USD vào công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip; các chính phủ chạy đua tranh giành khai thác khoáng sản mới. Vì sao?

Đơn cử, con chip đóng vai trò là “bộ não” của mọi cấu trúc thiết bị, linh kiện tham gia trực tiếp vào quá trình kinh tế; hoặc kinh tế “xanh” đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn. Do vậy, khả năng chế tạo pin lithium, turbin gió trở thành tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của quốc gia, doanh nghiệp. Nếu quốc gia nào, doanh nghiệp nào tận dụng được thời cơ trong xu thế mới, sẽ vươn lên mạnh mẽ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xoay xở trong thế giới bất ổn tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714304647 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714304647 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10