Xu hướng chủ đạo của mảng bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2023

Diendandoanhnghiep.vn Bảo hiểm sức khỏe là phân khúc sôi động nhất, được thúc đẩy bởi xu hướng già hoá dân số và tầng lớp trung lưu tăng nhanh.

>> Đồng bộ giải pháp để “giải” bài toán… rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm sức khoẻ - dư địa tăng trưởng lớn nhất

Bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm phi nhân thọ lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 33% tổng phí trong 9 tháng 2022. Trong giai đoạn 2015-2019, bảo hiểm sức khỏe là sản phẩm có được mức tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng kép là 22,5% so với toàn ngành là 13,2%. Tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn COVID-19 nhưng đã phục hồi mạnh mẽ trong năm nay khi Việt Nam mở cửa trở lại.

Theo chuyên gia, về lâu dài, bảo hiểm sức khỏe sẽ là một trong những sản phẩm phi nhân thọ có dư địa tăng trưởng lớn nhất do Việt Nam đang trải qua giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số (từ 60 tuổi trở lên) là nhóm có chi phí chăm sóc sức khỏe nhiều hơn đáng kể so với nhóm người trẻ tuổi, đã tăng từ 8,8% năm 2010 lên 12,8% vào năm 2021. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, tỷ lệ này có thể lên tới 25% vào năm 2050.

Tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu ở mức cao cũng là một động lực tăng trưởng dài hạn quan trọng cho nhu cầu bảo hiểm sức khỏe. Theo báo cáo gần đây của HSBC với tiêu đề “Asia’s shoppers in 2030”, Việt Nam được dự báo sẽ có 48 triệu người hoặc gần một nửa dân số có thu nhập hàng ngày trên 20 USD vào năm 2030, vượt qua Thái Lan. Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới trong 10 năm qua. Đây là một minh chứng rõ ràng cho việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.

Theo đó, với mảng bảo hiểm sức khoẻ, Tập đoàn bảo hiểm (BVH) và Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) là 2 doanh nghiệp bảo hiểm có vị thế tốt để nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với bảo hiểm sức khỏe. BVH là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm sức khỏe với 22,8% thị phần (dựa theo phí bảo hiểm gốc năm 2021), gấp đôi thị phần của doanh nghiệp đứng thứ 2 là PTI với 11,4% thị phần. Các chuyên gia đã nhận định, BVH đã giữ vị thế số 1 từ lâu trên thị trường bảo hiểm tai nạn con người cho học sinh sinh viên nhờ tạo được niềm tin tốt với lãnh đạo nhà trường.

Bên cạnh đó, PTI cũng là một doanh nghiệp bảo hiểm khác sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu bảo hiểm sức khỏe gia tăng nhanh chóng. 7 năm trước, PTI từng đứng thứ 6 về thị phần nay đã vươn lên vị trí thứ 2 vào năm 2020/2021. Một yếu tố then chốt đằng sau thành công của PTI là mối quan hệ chiến lược chặt chẽ với Tổng công ty Bưu điện (Vietnam Post), đơn vị vận hành hơn 13.000 bưu cục khắp Việt Nam. Cụ thể, Vietnam Post đã trở thành kênh phân phối quan trọng của PTI với phí bảo hiểm gốc đạt 1 nghìn tỷ đồng vào năm ngoái, chiếm 17% tổng phí của toàn doanh nghiệp.

>> Một số quy định về kinh doanh bảo hiểm chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Thị trường ô tô bùng nổ, triển vọng tươi sáng của các DN bảo hiểm ô tô

Bảo hiểm xe cơ giới là sản phẩm phi nhân thọ lớn thứ 2 tại Việt Nam, chiếm 26% tổng phí trong 9 tháng 2022. Giống như hầu hết các sản phẩm phi nhân thọ khác, trong 2 năm qua, tăng trưởng bảo hiểm xe cơ giới đã chậm lại đáng kể do ảnh hưởng của COVID-19 với mức tăng trưởng phí về cơ bản là đi ngang.

Thị trường ô tô bùng nổ, triển vọng tươi sáng của các DN bảo hiểm ô tô

Thị trường ô tô bùng nổ, triển vọng tươi sáng của các DN bảo hiểm ô tô

Tuy nhiên, theo Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô đã phục hồi mạnh mẽ trong năm nay với doanh số 9 tháng 2022 đạt 264.951 xe, tăng 56% so với cùng kỳ và cao hơn 21% so với năm 2019 trước dịch. Như vậy, phí bảo hiểm xe cơ giới đã tăng trưởng dương trở lại ở mức 17,2% sau khi sụt giảm trong năm 2021.

Về dài hạn, triển vọng tăng trưởng của bảo hiểm xe cơ giới rất tích cực do tỷ lệ sở hữu xe ô tô ở Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khi thu nhập/tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu mua xe ô tô trong tương lai. Số lượng xe ô tô trên 1.000 dân ở Việt Nam tính đến năm 2019 là 21 khi GDP bình quân trên đầu người của cả nước là 3.425 USD. Dựa trên dữ liệu từ các quốc gia khác, mức tiêu thụ ô tô ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng vọt khi GDP bình quân trên đầu người đạt mốc 5.000 USD.

Thị trường bảo hiểm xe cơ giới có lẽ là thị trường phi nhân thọ cạnh tranh nhất ở Việt Nam khi đã chứng kiến thị phần của các doanh nghiệp thay đổi liên tục qua nhiều năm. Hiện tại doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu là PTI với 16% thị phần dựa theo phí bảo hiểm 6 tháng 2022. Trong vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp khác như Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIG), Tổng công ty Bảo hiểm Sài Gòn (BSH), Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không (VNI) đã lấy được thị phần xe cơ giới từ các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô và bề dày kinh nghiệm lớn hơn như BVH, BMI, PVI, hay PGI. Theo đó, hiện VNI đã lọt vào top 5 cùng với BVH và PTI.

Theo các chuyên gia, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm, rất khó để có thể dự đoán những doanh nghiệp nào sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thị phần. Tuy nhiên, với 3 doanh nghiệp xe cơ giới hàng đầu bao gồm PTI, BVH, và VNI sẽ nắm bắt tốt nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người mua xe trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng chủ đạo của mảng bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2023 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714053326 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714053326 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10