Xu hướng dòng tiền sụt giảm, nhà đầu tư liệu có rót tiền thêm?

Diendandoanhnghiep.vn Xu hướng dòng tiền và kế hoạch của nhà đầu tư đang chịu phụ thuộc vào yếu tố kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong tháng 8. Khi dịch lập đỉnh cũng là cơ hội cho thị trường chứng khoán (TTCK) hồi phục.

Nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi?

Nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi? (Ảnh: Nguyễn Long).

Trong thời gian qua, đi cùng với chỉ số VN-Index sụt giảm là thanh khoản cũng sụt giảm mạnh từ hơn 30.000 tỷ đồng/phiên, giờ có lúc chỉ 11.000 - 12.000 tỷ đồng/phiên. Diễn biến dòng tiền từ nay đến cuối năm sẽ ra sao, cũng như khi thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư sẽ chờ cơ hội hay chờ tiền mới giải ngân? Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường của Công ty chứng khoán (CTCK) KBSV, đối với dòng tiền trong nước, yếu tố đầu tiên cần phải nhìn nhận là về lãi suất. Trong bối cảnh lạm phát trong nước không quá lo ngại, giá hàng hóa có xu hướng hãm bớt đà tăng so với giai đoạn quý 1, đầu quý 2, trong khi đó sức cầu tiêu dùng dưới tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tương đối yếu; ông Trần Đức Anh  cho rằng bối cảnh lạm phát trong năm nay không quá lo ngại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ nới lỏng ở mức vừa phải, giữ lãi suất huy động ở mức thấp và có điều kiện để tiếp tục hạ lãi suất cho vay.

Việc mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, sẽ kích thích dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán nếu thị trường sớm khôi phục trở lại. Thị trường sẽ có cơ hồi phục trở lại khi diễn biến dịch đạt đỉnh và có xu hướng đi xuống, dòng tiền sẽ nhanh chóng quay trở lại thị trường và duy trì ở mức cao. Nhưng với mức đột biến từ 30.000 - 40.000 tỷ đồng vẫn là mức tương đối khó để đạt được, do đó mức trên dưới 20.000 tỷ đồng là mức hợp lý hơn.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường KBSV.

Với dòng tiền margin, đối với định hướng hạ lãi suất cho vay của Chính phủ, có thể kỳ vọng lãi suất cho vay margin cũng sẽ giảm. Nhiều CTCK đã tăng vốn, phát hành thêm trái phiếu để có thêm nguồn lực cho vay margin, điều này giúp dư địa dòng tiền cho vay margin lớn, nếu so với cùng kỳ năm 2020 đã lớn hơn tương đối nhiều. Dư địa cho vay margin lớn cũng điều kiện cần là nếu thị trường chứng khoán quay lại đà tăng thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng vay margin trở lại.

Đối với dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, có thể thấy một tín hiệu tương đối tích cực trong bối cảnh gần đây khi khối ngoại đã không còn bán ròng quá mạnh. Việc nâng hạng thị trường còn tương đối xa trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại đang đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất hoặc thu hẹp lại các chính sách hỗ trợ như gói mua vào 120 tỷ USD/tháng, khiến cho rủi ro đồng USD tăng giá là hiện hữu.

Khi đồng USD tăng giá, khối ngoại thường có xu hướng rút ròng về các thị trường phát triển và bán ròng tại các thị trường mới nổi. Đấy là rủi ro có thể kéo dài từ nay đến cuối năm, tạo áp lực bán ròng của khối ngoại. Trên cơ sở như vậy, khó có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ mua trở lại từ nay đến cuối năm, hy vọng khối ngoại sẽ không bán ròng quá mạnh từ nay đến cuối năm, giao dịch ổn định mua – bán đan xen.

Trên cơ sở kịch bản khả thi nhất đối với diễn biến dịch COVID-19 là đỉnh dịch có thể sẽ xuất hiện trong 2 tuần đầu tháng 8, nhờ các chính sách và biện pháp phòng chống dịch tương đối quyết liệt của chính phủ và TTCK sẽ tạo đáy ngay khi dịch COVID-19 lập đỉnh, tương tự như TTCK Ấn Độ, hay trong quá khứ đối với TTCK Việt Nam.

Trên cơ sở kỳ vọng dịch kiểm soát trong tháng 8, ông Trần Đức Anh đưa ra dự báo mức điểm cuối năm 2021 của VN-Index khoảng 1.480 điểm, tương đương mức P/E 18 lần. Với cơ sở như vậy, vùng giá hiện tại vẫn tương đối hợp lý, hấp dẫn nhà đầu tư mua vào, nhưng phải nhấn mạnh đây là giả định tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong tháng 8. Yếu tố đỉnh dịch là yếu tố không ai có thể biết trước được vì vậy khi dịch kéo dài hơn thì sẽ có những rủi ro khi mua vào tại thời điểm hiện tại.

Với việc thanh khoản thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư sẽ chờ cơ hội hay chờ tiền mới giải ngân? Giám đốc KBSV cho rằng, việc này phụ thuộc vào chiến lược của nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn sẵn sàng mua và nắm giữ cổ phiếu đến cuối năm, thậm chí cuối năm 2022, thì cơ hội kiếm lợi nhuận tương đối rõ ràng. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như sức bật của doanh nghiệp rất tốt, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp từ 1-2 quý nhưng khi dịch được kiểm soát, các biện pháp cách ly xã hội được nới lỏng, doanh nghiệp sẽ có sự phục hồi mạnh. Gần như chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi theo hình chữ V, kéo theo TTCK sẽ phục hồi; Như vậy nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân ở thời điểm hiện tại - chuyên gia KBSV nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng dòng tiền sụt giảm, nhà đầu tư liệu có rót tiền thêm? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713534135 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713534135 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10