Khi đến một quốc gia mới để khởi nghiệp các doanh nhân thường phải đối mặt với những trở ngại về văn hóa và pháp lý để thành lập, duy trì hoạt động kinh doanh.
Do đó, visa startup có thể là một cơ hội tốt hơn khi tận dụng được các nguồn lực hỗ trợ để kinh doanh thành công.
Nền kinh tế toàn cầu hóa đã và đang mang đến những cơ hội mở rộng thị trường cho không ít nhà đầu tìm kiếm cơ hội phát triển kinh doanh lâu dài ở nước ngoài. Theo hình thức này, các nhà đầu tư sẽ thực hiện chuyển vốn trực tiếp làm cơ sở cho việc xin hưởng chế độ thường trú đồng thời xin hưởng quy chế định cư lâu dài tại quốc gia đó.
Trong lĩnh vực di trú hiện nay, chính phủ các nước đang áp dụng chiến lược đổi mới kinh doanh của người nhập cư, phát triển kinh tế quốc gia bằng nguồn lực đầu tư từ công dân nước ngoài có tài sản ròng cao hoặc trình độ cao. Về phía những người muốn tìm kiếm cơ hội định cư ở nước ngoài, chương trình Startup visa (visa khởi nghiệp, thị thực khởi nghiệp) chính là chiếc vé thông hành để khởi đầu hành trình đó.
Startup visa là giấy phép cư trú có điều kiện được cung cấp bởi một số quốc gia để mời các doanh nhân, những người gây quỹ hoặc tìm kiếm cơ hội cư ngụ dài lâu trên đất nước. Nhiều quốc gia phát triển áp dụng thị thực khởi nghiệp đi cùng các quy tắc nhập cư. Theo đó, các doanh nhân sở hữu mô hình kinh doanh tiềm năng có thể cam kết thực hiện doanh nghiệp của mình với cả 2 mục đích: cư trú hợp pháp và khởi nghiệp tại một môi trường tốt hơn. Visa khởi nghiệp được ví như cánh cổng để giúp nhà đầu tư bước vào quốc gia mình mong muốn, tìm kiếm cơ hội để cư trú lâu dài bằng các chương trình thường trú nhân và quốc tịch khi hội đủ điều kiện.
Một trong những lợi thế vượt trội của startup visa là quyền thường trú của doanh nhân sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thành bại của dự án khởi nghiệp. Điều này giúp các doanh nhân tự tin để tiếp tục đầu tư và sinh sống tại quốc gia sở tại cùng gia đình. Bên cạnh đó, việc không cần chứng minh tài chính mà chỉ cần chứng minh nguồn lực kinh tế để trang trải cho toàn bộ thành viên đi theo giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc để tập trung triển khai dự án khởi nghiệp hiệu quả.
Ngoài ra, nhà đầu tư phải chứng minh có đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt khi đến quốc gia sở tại thông qua chương trình visa khởi nghiệp. Số tiền tối thiểu sẽ tương ứng với số người phụ thuộc đi cùng nhà đầu tư đến quốc gia sở tại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt được tổ chức chỉ định có thể cung cấp thêm tiền để giúp doanh nhân khởi nghiệp trang trải chi phí sinh hoạt.
Đối với Startup visa Canada: Doanh nhân khởi nghiệp phải đạt được thỏa thuận với tổ chức được chỉ định sẽ nhận được một lá thư xác nhận hỗ trợ. Thư này cần có mặt trong bộ hồ sơ xin visa khởi nghiệp. Đây là bằng chứng quan trọng để chứng minh rằng quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital fund), nhóm nhà đầu tư thiên thần (angel investor group) hoặc vườn ươm doanh nghiệp (business incubator) đang hỗ trợ cho ý tưởng kinh doanh của doanh nhân. Tổ chức cũng sẽ gửi giấy chứng nhận cam kết trực tiếp cho chính phủ Canada. Chính phủ Canada sẽ sử dụng cả thư hỗ trợ của ứng viên nộp đơn và chứng nhận cam kết của tổ chức để đánh giá đơn đăng ký. Doanh nhân khởi nghiệp cũng có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin kinh doanh để chính phủ Canada đưa ra quyết định cuối cùng đối với hồ sơ đăng ký.
Đối với startup visa Pháp: Chương trình “Vé công nghệ Pháp” hay còn gọi là visa công nghệ - French Tech Ticket cho các doanh nhân nước ngoài để tạo ra các công ty khởi nghiệp ở Pháp. Các nhóm phải bao gồm một đến ba thành viên sáng lập và tối đa có một người Pháp mỗi đội. Yêu cầu nhóm khởi nghiệp phải tải lên bản trình bày video (pitch,) đáp ứng các yêu cầu được nêu trong mẫu đơn. Dự án được đệ trình phải là một doanh nghiệp trẻ, có sự sáng tạo đột phá (dù dựa trên công nghệ hay không) đang tìm kiếm một mô hình tăng trưởng nhanh. Doanh nghiệp mới phải có tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp.
Startup visa Italy: Chương trình Visa khởi nghiệp là chương trình cấp visa ngoài cơ chế hạn ngạch hàng năm cho các doanh nhân nước ngoài sẵn sàng thành lập các công ty kinh doanh sáng tạo tại Ý. Quốc gia này cung cấp hai lựa chọn thị thực cho người sáng lập khởi nghiệp là groundbreaking startup visa - thị thực khởi nghiệp đột phá, được dành riêng cho các ý tưởng kinh doanh sáng tạo; và ‘standard’ self-employed visa – thị thực tiêu chuẩn tự làm chủ. Cả 2 loại thị thực này đều cung cấp cho doanh nhân giấy phép cư trú hợp pháp tại nước Ý.
Startup visa Đức: Để xin Startup visa diện doanh nhân Đức, nhà đầu tư cần nộp kế hoạch kinh doanh thể hiện được tiềm năng thành công, mô hình (concept) tài chính (bao gồm tài khoản lãi lỗ, yêu cầu về vốn và kế hoạch tài chính, kế hoạch thanh khoản), giấy chứng nhận sức khoẻ và bảo hiểm y tế, sơ yếu lý lịch và bản giới thiệu về nhà đầu tư. Ngoài ra, để được phép ở lại Đức lâu dài và tự do di chuyển trong và ngoài nước, nhà đầu tư sẽ cần Settlement Permit – giấy phép cư trú lâu dài. Có thể nộp đơn xin Settlement Permit sau khi đã có giấy phép cư trú tạm thời trong một vài năm, hoặc nếu đã có Blue Card (giấy phép cư trú cho nhà đầu tư có kỹ năng cao). Nhà đầu cần chứng minh đã làm việc ở Đức ít nhất 5 năm và đã trả tất cả các khoản thuế và đóng góp có liên quan trong thời gian cư trú. Nhà đầu tư cũng sẽ cần phải vượt qua một bài kiểm tra tiếng Đức khá khắt khe. Nếu bạn được cấp Settlement Permit, vợ/chồng và con cái của nhà đầu tư có thể đến Đức sinh sống.