Sau một thời gian dài vắng bóng, căn hộ bình dân (phân khúc hạng C) đã được triển khai trở lại và ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
>>Điểm mặt các dự án chậm triển khai bị yêu cầu thu hồi tại Hà Nội
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, hai năm vừa qua phân khúc chung cư căn hộ có mức giá dưới 30 triệu đồng/m² gần như biến mất khỏi thị trường TP.HCM. Thành phố đã mở bán ra thị trường 14.443 căn chung cư đạt đủ điều kiện huy động vốn năm 2021 với 73,98% thuộc căn hộ hạng sang và 0% đối với căn hộ hạng C.
Tuy nhiên, dựa trên báo cáo của Batdongsan.com.vn, trong quý 1 năm nay số lượt tìm kiếm “Nhà ở xã hội” tăng đột biết với 139% lượt gia tăng so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, nhu cầu nhà ở với múc giá bình dân có sức hút lớn và giữ vai trò chủ đạo của thị trường.
Savills Việt Nam cũng cho thấy TP HCM cũng chào bán hơn 1.600 căn hộ phân khúc hạng C dưới mức 40 triệu đồng/m² tại quý 1 vừa qua. Đơn vị này cho biết, mức giá bán sơ cấp của căn hộ bình dân trung bình giảm 10% bởi các dự án mới đưa ra mức giá sàn thấp hơn so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, CBRE Việt Nam cho rằng người dân có xu hướng quan tâm đến căn hộ hạng C hơn. Cụ thể, nhiều chính sách đã được ban hành cho phân khúc nhà ở dành cho đối tượng có thu nhập thấp như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với quy mô 120.000 tỷ đồng. Đây là giải pháp tiềm năng để tháo gỡ việc mất cân bằng giữa cung - cầu của thị trường nhà ở suốt nhiều năm qua.
Dựa trên tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, nguồn cung và hoạt động giao dịch căn hộ phía Nam đang dần chuyển hướng về phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp. Nhiều chủ đầu tư đang tái cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thực bởi các dự án đang đần triển khai và có giá khoảng 1 – 1,6 tỷ đồng cùng mức thanh khoản tốt.
Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam – bà Dương Thùy Dung chia sẻ, cho đến thời điểm hiện tại số lượng nhà ở hạng C vẫn còn khan hiếm, cho nên thị trường kỳ vọng sẽ có thêm nguồn cung sản phẩm nhà ở xã hội cũng như nhà ở thương mại để cân bằng được thị trường.
>>Người mua nhà vẫn giữ tâm lý muốn sở hữu nhiều nhà đất
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết: “Đây là nghịch lý đáng lo ngại, bởi lẽ nhà ở bình dân và nhà ở cho người có thu nhập thấp cần phải là phân khúc chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trên thị trường vì nhu cầu cực lớn nhưng chưa được đáp ứng".
Ông Châu cho rằng tại TP HCM, việc nhà giá cao dư thừa và thiếu hụt nhà giá thấp trong hai năm qua đang được báo động. Có thể thấy, phân khúc hạng A luôn lấn át thị trường và chiếm tới 70%, trong khi phân khúc hạng C lại không có sản phẩm nào. Theo đó, ông nhìn nhận việc phân khúc này trở lại là dấu hiệu tích cực bởi Chính phủ đã quan tâm đến nhà ở xã hội, các doanh nghiệp cũng đã chuyển hướng sang phân khúc nhà ở thương mại vừa tiền. Tuy nhiên, để cân bằng được cán cần này sẽ cần nhiều thời gian để tái cơ cấu sản phẩm.
Mặt khác, tại thị trường Hà Nội cũng đang khan hiếm nguồn cung những dự án mới và nhà giá rẻ. Savills Việt nam công bố, năm 2022 vừa qua Hà Nội có hơn 12.600 căn hộ được chào bán, đạt mức giao dịch thấp nhất trong 8 năm qua, trong đó hạng B chiếm hơn 80%. Mức giá sơ cấp khoảng hơn 40 triệu đồng/m². Theo đó, Hà Nội đã hoàn thiện 25 dự án từ năm 2016 – 2020 nhưng nhà ở xã hội chỉ chiếm 20,2% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng cần có sự điều chỉnh mức vay lãi suất đối với người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bởi lãi suất hiện nay vẫn neo cao, vượt quá mức thu nhập của nhiều hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Tháo gỡ khó khăn từng dự án bất động sản: Cần cú hích đủ mạnh
17:00, 22/04/2023
Giảm thiểu rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản
12:35, 22/04/2023
Một số khuyến nghị chính sách cấp bách gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản
15:26, 21/04/2023
Thúc tăng trưởng kinh tế: Cần sớm tháo gỡ điểm nghẽn thị trường bất động sản
13:57, 21/04/2023