Việc cơ quan quản lý đề nghị Thủ tướng áp dụng hạn ngạch trong xuất khẩu gạo phải chăng đang muốn quay lại với cơ chế siết chặt xin-cho của Nghị định 109/CP đã hết hiệu lực.
Ngành gạo lại tiếp tục một vòng lẩn quẩn
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, từ câu chuyện xuất khẩu gạo vừa qua, có phương án bên cạnh tạm dừng xuất khẩu (phương án 1) đề xuất với Chính phủ là áp dụng giấy phép xuất khẩu gạo (phương án 2).
Đây là một đề xuất mà các cơ quan tham mưu (Bộ Công thương) đang muốn giữ trong tay quyền điều hành mà như thế là đi ngược lại với chủ trương và nhưng nỗ lực của Chính phủ trong nhiều năm qua. Phải chăng là các bộ ngành đang muốn quay lại thực hiện nghị định 109/2010/NĐ-CP với cơ chế quản lý siết chặt và xin cho? Như vậy, ngành gạo lại tiếp tục một vòng lẩn quẩn và các doanh nghiệp lại tiếp tục chịu đựng những rào cản ngay chính “chủ nhà” trong khi các vị khách thế giới đang rộng cửa chào đón chúng ta.
“Xin hãy nhớ rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng ta không thiếu gạo và năng lực sản xuất chế biến gạo của ta rất lớn. Một khi thị trường lúa gạo không có "khuyết tật" thì không cần đến sự can thiệp, điều tiết của nhà nước. Đừng điều tiết khi không cần thiết để làm méo mó thị trường, kiềm hãm hàng trăm doanh nghiệp và hàng triệu người lao động bởi những tư duy hẹp hòi và lợi ích cục bộ. Có như vậy chúng ta mới có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa" - ông Lam nhấn mạnh.
Biến cố 400.000 nghìn tấn và bài toán minh bạch
Theo ông Lam, việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo là quyết định rất quan trọng bởi những thông tin từ các Bộ ngành quản lý không thống nhất nhau nên trong bối cảnh đại dịch, nên để an toàn trong nước là trên hết, Thủ tướng phải chỉ đạo tạm dừng. Nhưng tiếc thay các cơ quan quản lý rất chậm chạp và tham mưu cầm chừng, thiếu cơ sở đã làm thiệt hại cho ngành lúa gạo khôn lường.
Có thể bạn quan tâm
17:00, 23/04/2020
11:00, 23/04/2020
01:39, 23/04/2020
17:00, 22/04/2020
13:59, 22/04/2020
13:30, 22/04/2020
13:30, 22/04/2020
13:30, 22/04/2020
22:43, 21/04/2020
18:12, 21/04/2020
16:19, 21/04/2020
20:45, 20/04/2020
Riêng 03 tháng đầu năm chúng ta mới xuất khẩu 1,3 triệu tấn, chỉ tiêu xuất khẩu năm 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo và mùa vụ đông xuân đã thu hoạch nên lượng gạo các địa phương báo cáo không hề thiếu. Hay nói cách khác Việt Nam không lo ngại thiếu gạo cứu đói trong trường hợp khó khăn nhất. Như vậy việc tham mưu tạm dừng đang đặt ra có phải tạo một sức ép lên người trồng lúa, tạo một thông tin giả trên thị trường để làm giảm giá thu mua của một số nhóm lợi ích?
Câu chuyện dự trữ cần được mổ xẻ khi chỉ trong 4 giờ đăng ký hải quan, chỉ một số ít doanh nghiệp mở được tờ khai hải quan, nhưng trong số ít đó lại có nhiều doanh nghiệp “bẻ kèo” cung ứng gạo dự trữ nhưng mở được tờ khai hải quan.
“Vậy tại sao các doanh nghiệp không cam kết cung ứng gạo cho Cục dự trữ nhưng lại tham gia giành giật xuất khẩu gạo? Rõ ràng các doanh nghiệp này vì giá gạo xuất khẩu đang cao hơn giá trúng thầu nên vì ham lợi nhuận cao mà sẵn sàng “bẻ kèo” với Cục dự trữ quốc gia" - ông Lam nói và cho rằng, như vậy câu chuyện Kho dự trữ chẳng khác nào là bệ đỡ hay là “bầu sữa dự phòng” khi doanh nghiệp kinh doanh gạo không còn đường nào tốt hơn thì mới bán lại cho dự trữ quốc gia, do đó dự trữ lúa gạo: đã đến lúc xem lại quy trình.