[VÌ SAO PHẢI THANH TRA XUẤT KHẨU GẠO] (Kỳ 2) Điều hành bất hợp lý

Diendandoanhnghiep.vn Theo tính toán của chuyên gia kinh tế, chính sách điều hành xuất khẩu gạo không hợp lí thì cứ mỗi lần giá gạo giảm 10% ngành gạo sẽ bị thiệt 20.000 tỷ đồng....

p/VCCI đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm ứng trước số hạn ngạch trong tháng 5 để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có hàng đang kẹt ở cảng được xuất khẩu nhanh chóng.

VCCI đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm ứng trước số hạn ngạch trong tháng 5 để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có hàng đang kẹt ở cảng được xuất khẩu nhanh chóng.

Hiện đang có một nghịch lí là có tới hàng chục nghìn tấn gạo đang ùn ứ chờ xuất khẩu tại cảng mà không có giấy phép xuất khẩu, trong khi nhiều doanh nghiệp có được giấy phép thì chưa thấy gạo đâu!

Xuất khẩu theo hình thức quota không minh bạch

Theo PGS TS Nguyễn Đức Thành - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, hình thức xuất khẩu gạo theo quota đã được áp dụng cách nay hàng chục năm. Ưu điểm của hình thức này là kiểm soát chặt chẽ sản lượng xuất khẩu nhưng bộc lộ nhiều yếu điểm của cơ chế “xin cho”. Thực tế trước đây cũng đã từng xảy ra những vụ “lùm xùm” doanh nghiệp “đi đêm” để xin hạn ngạch. Và mới đây, việc hải quan nửa đêm cho mở tờ khai, có một số doanh nghiệp khai được số lượng lớn trong khi nhiều doanh nghiệp không mở được tờ khai nào, như thế thì khó tránh khỏi nghi vấn không minh bạch.

Liên quan đến hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo thuộc hạn ngạch tháng 4/2020, Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị điều tra, về dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua.

Trong văn bản này, Bộ Tài chính nêu rõ hiện nay trên một số phương tiện thông tin báo chí và mạng xã hội cũng như một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặt ra nhiều nghi vấn tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo.

Cụ thể, có hay không việc trục lợi chính sách quản lý hạn ngạch xuất khẩu gạo, tính minh bạch trong việc chấp hành pháp luật về hải quan của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan...

Cùng với đó, ông Đinh Tiến Dũng cũng có văn bản chỉ đạo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung báo chí, mạng xã hội, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặt nghi vấn về tính minh bạch trong việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo lúc 0h ngày 12/4, có hay không sự tác động tiêu cực của công chức hải quan, cơ quan hải quan, báo cáo trước ngày 30/4.

Thực tế trong vòng 1 tuần nay, sau ngày 12/4/2020 khi hải quan mở cổng tiếp nhận tờ khai đăng ký xuất khẩu 400.000 tấn gạo, nhiều cơ quan báo chí và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gửi thư kêu cứu về việc không thể xuất khẩu gạo được do Tổng cục Hải quan mở cổng tiếp nhận tờ khai vào lúc nửa đêm.

Trong khi, việc tiếp nhận tờ khai không thông báo trước khiến nhiều doanh nghiệp có gạo ở cảng không đăng ký được tờ khai lên hệ thống hải quan. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu 400.000 tấn của tháng 4 đã rơi vào một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính từ 15/4 đến nay thực tế số lượng gạo xuất khẩu qua hải quan mới chỉ là 32.000 tấn gạo.

Trở lại diễn biến của những tháng đầu năm nay, những lo lắng về ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn trong sản xuất lúa đã không xảy ra. Báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây cho biết, vụ lúa Đông xuân nông dân cả nước đều trúng mùa, diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn mặn ở ĐBSCL cũng không đáng kể, sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. Dự báo cả năm sản lượng lúa đạt trên 43,5 triệu tấn trong khi nhu cầu lương thực cho các mục tiêu chỉ khoảng 30 triệu tấn thóc, phần còn lại hơn 13 triệu tấn thóc, tương đương trên 6,5 triệu tấn gạo phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

Vì sức mua trên thị trường tăng, Bộ Công Thương lo lắng ảnh hưởng an ninh lương thực nên kiến nghị dừng xuất khẩu, thế nhưng sau khi nắm chắc lại số liệu thì cũng chính Bộ Công Thương đề nghị cho xuất khẩu trở lại nhưng, trong tháng 4, 5 mỗi tháng chỉ được xuất 400.000 tấn gạo.

Cơ chế nào “tối ưu”?

Theo TS. Huỳnh Thế Du - giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, việc thả nổi thị trường có được ưu điểm doanh nghiệp chủ động, linh hoạt đàm phán ký kết với các đối tác nhưng cơ quan quản lý khó kiểm soát được sản lượng xuất khẩu và khi giá gạo thế giới tăng cao đột biến thì giá gạo trong nước cũng tăng theo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến người nghèo vì không đủ tiền mua lương thực.

Để giải quyết bài toán hài hòa lợi ích, TS Du đề xuất cơ quan quản lý cần cân nhắc lựa chọn một trong hai công cụ, đó là: đánh thuế xuất khẩu hoặc đấu giá hạn ngạch, phần thuế, phí đấu giá hạn ngạch sẽ được dùng vào dự trữ lương thực, trợ cấp, bình ổn thị trường gạo mỗi khi giá gạo thế giới tăng cao đột biến.

Liên quan đến việc điều hành xuất khẩu gạo, ngày 16/4/2020 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản số 0499 kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cho phép tạm ứng trước số hạn ngạch trong tháng 5 để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có hàng đang kẹt ở cảng được xuất khẩu nhanh chóng.

Tại cuộc họp chiều 20/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tạm ứng trước 100.000 tấn gạo từ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5/2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện có gạo tại cảng nhưng chưa có tờ khai hải quan.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VÌ SAO PHẢI THANH TRA XUẤT KHẨU GẠO] (Kỳ 2) Điều hành bất hợp lý tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715155773 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715155773 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10