Xuất khẩu gạo muôn nẻo khó

Diendandoanhnghiep.vn Xuất khẩu gạo năm 2019 khó hoàn thành mục tiêu, bởi nhiều thị trường chủ lực đều siết chặt quy định nhập khẩu.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản- Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 4,54 triệu tấn, trị giá gần 2 tỷ USD, giảm gần 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

p/Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn: Bộ NN-PTNT

Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn: Bộ NN-PTNT

Thị trường xuất khẩu hẹp dần

Sở dĩ xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh do hai thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Phillipines đều có dấu hiệu chững lại. Trong khi nhu cầu gạo từ Trung Quốc chưa có dấu hiệu tăng trở lại, sau gần nửa năm thay đổi chế độ hạn ngạch sang thuế quan, thì lượng tồn kho của Phillipines đang ở mức tương đối cao.

Cùng với đó, nông dân trồng lúa ở Phillipines đang yêu cầu Chính phủ hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo nên thời gian tới, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines sẽ chững lại.

Trước mắt, nhiều ý kiến cho rằng, một trong những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo là tấn công vào thị trường EU nhờ Hiệp định EVFTA.

Tuy nhiên, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, việc đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của EU không dễ dàng. Thị trường EU có nhu cầu về gạo cao cấp với yêu cầu rất khắt khe từ chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp, quy trình sản xuất... Hơn nữa, người châu Âu sử dụng gạo trong bữa ăn hằng ngày ít hơn và ưa chuộng loại gạo có lượng cao hơn các loại gạo mà Việt Nam đang xuất khẩu.

Thay đổi phương thức sản xuất

Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm sáng cần tận dụng. Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện giá gạo của Việt Nam vẫn được cho là cạnh tranh nhất nên các tập đoàn lớn nước ngoài đang quay lại đàm phán ký kết hợp đồng.

“Hiện nay thị trường châu Phi đang là một trong những cửa ngõ tiềm năng cho xuất khẩu gạo Việt Nam khi khu vực này luôn có nhu cầu cao về lương thực. Với mức tiêu thụ gạo khoảng 850.000 tấn/năm, Nam Phi là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Kiên cho biết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp nên đa dạng hóa các giống lúa chủ lực để thay vì xuất khẩu gạo trắng thường vào tất cả các thị trường, thì đưa dòng gạo thơm hướng đến thị trường châu Á, gạo trắng hạt dài tập trung ở thị trường châu Âu theo nhu cầu người tiêu dùng.

Về lâu dài, để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần áp dụng phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Khi đó, doanh nghiệp và người dân cùng nhau quy hoạch, tập trung nguyên liệu, sản xuất theo loại hình cánh đồng mẫu lớn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gạo muôn nẻo khó tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714713717 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714713717 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10