Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đang phục hồi ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, xuất khẩu gỗ đang có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu năm 2023 khó có thể đạt mục tiêu 17 tỷ USD.

>>> Doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, ngành gỗ khởi sắc

Theo đó, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), cho biết, trong những tháng đầu năm 2023, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ diễn biến không mấy tích cực, tình trạng thiếu hụt đơn hàng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp. Trong 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt khoảng 8,3 tỷ USD, giảm gần 26% so với cùng kỳ.

Ngành gỗ Việt đang đứng trước thời điểm cần chuẩn bị sẵn sàng cho thời cơ phục hồi

Ngành gỗ Việt đang đứng trước thời điểm cần chuẩn bị sẵn sàng cho thời cơ phục hồi

Tuy nhiên, từ tháng 5/2023 đến nay, tình hình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã có những tín hiệu phục hồi khả quan, bình quân mỗi tháng có thể đạt trên 1,2 tỷ USD/tháng. 

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đạt thêm 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 lên khoảng 14 - 14,5 tỷ USD.

“Cũng từ tháng 5/2023 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn gỗ nguyên liệu. Lượng gỗ nhập về bình quân tăng 5 - 10%/tháng. Đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp gỗ đang tích cực chuẩn bị cho các đơn hàng cuối năm”, ông Phương chia sẻ tại tại họp báo về Triển lãm Quốc tế máy móc và thiết bị ngành công nghiệp chế biến gỗ (VietnamWood 2023) tổ chức ở TP Hồ Chí Minh mới đây.

Mặt khác, dẫn số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), đại diện HAWA cho biết, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cũng đang nhập rất nhiều máy móc, thiết bị, với doanh số lên tới khoảng 240 triệu USD, chủ yếu đến từ Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trong bối cảnh sức ép đơn hàng lớn nhưng lượng công nhân có xu hướng giảm dần, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã ưu tiên đầu tư máy móc tương đối nhiều vào những năm gần đây. Tuy nhiên, với tiềm năng của ngành cũng như so với các quốc gia xuất khẩu gỗ khác, việc đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tương xứng. Do đó, việc tìm kiếm thông tin về thiết bị máy móc tiến tiến trong ngành để có chiến lược đầu tư phù hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đang được nhiều doanh nghiệp gỗ quan tâm.

Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thúc đẩy giao thương, xúc tiến thương mại, cập nhật công nghệ mới và thông tin và thiết bị máy móc mới trong nhà như các sự kiện thường niên VietnamWood

Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thúc đẩy giao thương, xúc tiến thương mại, cập nhật công nghệ mới và thông tin và thiết bị máy móc mới trong nhà như các sự kiện thường niên VietnamWood

Trước đó, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết lạm phát, xung đột kinh tế... khiến phần lớn tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ đều sụt giảm, không riêng gì ngành gỗ.

Tuy nhiên, đối diện với thách thức đó, các doanh nghiệp ngành gỗ không hề bị động mà chủ động thích ứng. Một mặt, doanh nghiệp tổ chức lại bộ máy sản xuất, tinh gọn mô hình để tiết giảm chi phí. Mặt khác, nỗ lực tận dụng các hỗ trợ từ các cơ quan xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới.

Có thể xem việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại và và tìm kiếm thông tin, cập nhật xu hướng, sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp gỗ và các sản phẩm gỗ không chỉ tìm đầu ra hiện tại, còn sẵn sàng khi các thị trường nhập khẩu có nhu cầu tăng.

>>> Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, doanh nghiệp ngành gỗ lao đao

Đứng trước xu hướng này, Triển lãm Quốc tế máy móc và thiết bị ngành công nghiệp chế biến gỗ (VietnamWood 2023) và Triển lãm quốc tế về thiết bị nội thất, phần cứng và công nghệ ngành chế biến gỗ (Furnitec 2023) sẽ được tổ chức đồng thời tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) từ ngày 20 - 23/9/2023 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận với các công nghệ, thiết bị máy móc mới trong ngành. Sự kiện do Công ty cổ phần Quảng cáo và Triển lãm thương mại Vinexad (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers và HAWA tổ chức.

Bà Judy Wang, Chủ tịch Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers, cho biết VietnamWood có nền tảng triển lãm quốc tế lâu đời trong ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đã phát triển cùng ngành chế biến gỗ từ giai đoạn cơ giới hoá, tự động hoá đến số hoá. Trọng tâm của triển lãm năm nay nằm ở giải pháp nhà máy thông minh, nâng cấp từ máy móc cá nhân trở thành các giải pháp dây chuyền sản xuất tích hợp, giảm tỉ lệ lỗi sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất.

Với việc đặt trọng tâm vào công tác chuyển đổi số quốc gia trong vài năm gần đây, VietnamWood 2023 đã thu hút hơn 320 đơn vị từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trưng bày dòng sản phẩm sản xuất tự động toàn diện và tích hợp hệ thống gỗ nhằm thúc đẩy chuyển đổi cũng như nâng cấp ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Ngoài ra, triển lãm thu hút 8 gian hàng quốc tế đến từ Áo, Canada, Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc và Italy. Tất cả mang đến một không gian lý tưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam tương tác và cập nhật những công nghệ, thành tựu mới nhất trong ngành chế biến gỗ.

Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp tham khảo công nghệ, tìm hiểu các từ máy móc và thiết bị chế biến gỗ, nguyên liệu đến vật tư tiêu hao cần thiết cho ngành công nghiệp gỗ đến cập nhật các xu hướng vận hành giản đơn, tiết giảm chi phí, xây dựng nhà máy xanh hướng tới trung hòa carbon; Sức khỏe thiết bị - bảo trì thông minh...

Nhìn chung, giới phân tích cho rằng với tín hiệu đơn hàng xuất khẩu gỗ nội thất bắt đầu trở lại từ cuối quý 2/2023, mặc dù chưa phục hồi mạnh, ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sẽ có sự khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm. Và theo đó, mọi hoạt động tìm kiếm cơ hội, sẵn sàng ngay từ bây giờ cho tương lai, là quan trọng.

Đặc biệt, theo báo cáo của CTCK DSC, thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của các ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam, co hẹp nhập khẩu khi các chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ Mỹ, lãi suất cho vay mua nhà tăng cao khiến doanh số bán nhà xây sẵn tại Mỹ sụt giảm liên tiếp. Các gia đình cũng có xu hướng giới hạn chi tiêu và cắt giảm chi tiêu, nhất là với các khoản không mang tính cấp thiết như mua mới đồ gỗ nội thất, bàn bếp..., nhưng các yếu tố này có thể sẽ đảo chiều trong quý 4/2023 do mặt bằng lãi suất đã ổn định hơn và nền kinh tế Mỹ trụ đang trụ vững hơn kỳ vọng. Nhìn vào thực tế, doanh số nhà xây sẵn của Mỹ đã thoát khỏi đà giảm mạnh từ tháng 2/2023.

Tín hiệu hồi phục không chỉ xuất hiện ở khu vực nhà ở xây sẵn, thị trường nhà ở mới tại Mỹ cũng có tín hiệu hồi phục rõ ràng. Sau đà giảm từ tháng 4/2022, số lượng nhà xây mới tại Mỹ đã hồi phục đáng kể từ đầu năm tới nay. Đi cùng, sẽ là nhu cầu tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ tăng trở lại. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đang phục hồi ra sao? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714645968 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714645968 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10