Xung đột địa chính trị (Kỳ II): Những mâu thuẫn ở Châu Á từ thời Chiến tranh Lạnh

Diendandoanhnghiep.vn Trong số sáu cuộc xung đột có khả năng xảy ra cao nhất ở châu Á, thì hầu hết những mâu thuẫn này đều có từ thời Chiến tranh Lạnh...

>>Xung đột địa chính trị (Kỳ I): Những cuộc chiến có nguy cơ bùng nổ ở Châu Á

Giữa sự trỗi dậy của một kỷ nguyên mới về cạnh tranh địa chính trị, các chuyên gia của Nikkei đưa ra dự báo về khả năng xảy ra những cuộc xung đột lớn trong 5 năm tới. Trong số sáu cuộc xung đột có khả năng xảy ra cao nhất ở châu Á, thì hầu hết những mâu thuẫn này đều có từ thời Chiến tranh Lạnh và có thể bùng phát trở lại trong một chu kỳ căng thẳng mới giữa Đông và Tây. 

Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc

Bốn năm trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nắm tay và ôm hôn thể hiện tình hữu nghị trong một nhà khách bên trong khu phi quân sự ngăn cách hai nước.

Tưởng chừng cuộc gặp đó sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, nhưng sau đó là đại dịch, và một thời kỳ căng thẳng mới khi mà Bình Nhưỡng tăng cường nhiều chương trình vũ khí quân sự. Theo các chuyên gia, những yếu tố nói trên có thể khiến Triều Tiên ngày càng trở nên thu mình và hiếu chiến hơn so với trước đây.

Bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ thực sự bình yên

Trước bối cảnh đó, thái độ của Hàn Quốc cũng đã thay đổi. Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nối lại các cuộc tập trận quân sự với Hoa Kỳ và tập trung vào chiến lược quân sự trong trường hợp chiến tranh hai miền xảy ra.

Ở bên kia chiến tuyến, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã mô tả chính quyền của của Tổng thống Yoon là "những kẻ điên cuồng khát máu và thích đối đầu", đồng thời nhấn mạnh rằng Triều Tiên "sẵn sàng ứng phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào và hệ thống chiến tranh hạt nhân của Bình Nhưỡng đã sẵn sàng hoạt động trong trường hợp cần thiết”.

“Quan hệ liên Triều về cơ bản đã tan rã. Mối quan hệ giữa 2 nước đang trở nên căng thẳng và cả Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Yoon đều tỏ ra không bối rối về điều đó ”, ông Daniel R. DePetris, thành viên tại Defense Priorities, một tổ chức tư vấn ở Washington nhận định.

Ấn Độ và Pakistan

Kể từ sau cuộc chiến đẫm máu vào năm 1947 dẫn tới sự chia tách của hai quốc gia, Ấn Độ và Pakistan đã xảy ra bốn cuộc chiến! Mặc dù vậy, các chuyên gia tin rằng trong thế giới ngày nay, bất chấp sự thù địch vốn đã âm ỉ trong gần 80 năm qua, Ấn Độ và Pakistan sẽ không để xảy ra một cuộc chiến tranh trong 5 năm tới.

Ông Shuja Nawaz - một thành viên thuộc Viện nghiên cứu của Hội đồng Đại Tây Dương, đưa ra quan điểm rằng cả Ấn Độ và Pakistan đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện. Ông cho rằng: “Cả hai quốc gia cần phải thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế do các sự kiện toàn cầu khách quan, cũng như từ sự quản lý yếu kém mang tính chủ quan của họ. Trên thực tế, Ấn Độ đang tụt lại xa hơn rất nhiều so với đối thủ Trung Quốc, và Pakistan lại tụt lại rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ”.

Kể từ sau cuộc chiến đẫm máu vào năm 1947 dẫn tới sự chia tách của hai quốc gia, Ấn Độ và Pakistan đã xảy ra bốn cuộc chiến

Ấn Độ và Pakistan đang tồn tại những căng thẳng chưa thể được giải quyết.

Cùng quan điểm với ông Nawaz, nhà nghiên cứu Ayesha Siddiqa ở Viện Nam Á thuộc Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, Đại học London, nói rằng chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan ngày nay sẽ ít có khả năng xảy ra hơn.

Ấn Độ cáo buộc Pakistan tài trợ khủng bố ở vùng Kashmir thuộc Ấn Độ, nhưng ngay lập tức Islamabad phủ nhận cáo buộc này, đồng thời tuyên bố rằng quốc gia này chỉ hỗ trợ về mặt ngoại giao và tinh thần cho phong trào ly khai trong khu vực. 

Tuy nhiên, khả năng xảy ra đối đầu giữa những hai quốc gia láng giềng này gần đây dường như không tăng. Giáo sư Kondapalli thuộc Đại học Jawaharlal Nehru nhận định sẽ không có bất kỳ xung đột lớn nào kể từ sau cuộc không kích năm 2019 của Ấn Độ nhằm vào cái mà nước này gọi là các trại khủng bố ở Balakot, Pakistan.    

Về khả năng xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, ông Kondapalli cho biết ông không thấy điều này xảy ra trong 5 năm tới “bởi vì điều kiện kinh tế của Pakistan đang ở trong tình trạng rất tồi tệ.”

>>Nga- phương Tây: "Trạng chết chúa cũng băng hà"!

Afghanistan

"Nghĩa địa của các đế chế" là biệt danh của Afghanistan, xuất phát từ việc các đế chế lớn trên thế giới đều thất bại trong những cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này, như Alexander Đại đế, Đế quốc Anh, sau đó là Liên Xô và gần đây nhất là nước Mỹ.

Khi quân đội Mỹ rút lui sau hai thập kỷ chiếm đóng, Taliban tràn vào Kabul, giành quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước sau một cuộc tấn công quân sự gây chấn động thế giới. Khi lá cờ trắng với ký hiệu Shahadah của tổ chức này được kéo lên phía trên dinh Tổng thống vào tháng 8 năm 2021, Taliban thiết lập lại chế độ gia trưởng, thần quyền, đồng thời áp dụng chế độ Hồi giáo khắc nghiệt trong việc điều hành đất nước.

Afghanistan đối mặt nguy cơ leo thang chiến tranh

Afghanistan đối mặt nguy cơ leo thang chiến tranh

Nhưng như vậy không có nghĩa rằng Tổ chức này đã kiểm soát được hoàn toàn đất nước Afghanistan. Theo chuyên gia Graeme Smith của International Crisis Group, sự xung đột tại Afghanistan không còn phổ biến trên phạm vi toàn quốc, thế nhưng giới quan sát vẫn nên chú ý tới hai cuộc xung đột- một ở phía Đông và một ở phía Bắc của quốc gia này. Vị chuyên gia này cho biết: “Cả hai cuộc chiến này được địa phương hóa khá nhiều so với trước đây, khi nội chiến xảy ra trên phạm vi rộng”.

Với việc Taliban vẫn chưa giành được quyền kiểm soát ở rất nhiều khu vực, các nước láng giềng của Afghanistan như Pakistan, Iran, thậm chí là Trung Quốc - có thể sẽ cố gắng tăng cường sự hiện diện quân sự ở những vùng biên giới với quốc gia này. Đây chính là nguyên nhân trong quá khứ đã dẫn đến các cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

Ông Smith khẳng định: “Chúng ta nên cố gắng tránh để các nước phương Tây tiếp tục các cuộc chiến tranh ủy nhiệm”. Cũng theo ông Smith, quốc gia có nhiều khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm nhất là Pakistan. "Có khả năng Pakistan tiến hành thực hiện một số cuộc tấn công ở Đông Afghanistan. Từ đó, bạo lực ở khu vực này có thể leo thang", ông Smith nhận định.

Trên thực tế, chính quyền Taliban đã nhiều lần phát đi cảnh báo Pakistan sau các cuộc tấn công bằng tên lửa được cho là của quân đội Pakistan vào khu vực quận Shelton của Kunar và tỉnh Khost nằm gần biên giới giữa hai nước.

Căng thẳng giữa Pakistan và Afghanistan đã gia tăng đáng kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào năm ngoái với việc chính quyền Islamabad cáo buộc các nhóm chiến binh thực hiện các cuộc tấn công Pakistan từ lãnh thổ Afghanistan. Ngược lại, Taliban phủ nhận việc dung túng các chiến binh thánh chiến và bày tỏ phản đối mạnh mẽ việc Islamabad dựng hàng rào dài 2.700km dọc theo biên giới hai nước.

Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia tại tổ chức International Crisis Group lại lo ngại nguy cơ chiến tranh từ phương Tây: “Chúng ta nên cố gắng tránh để các nước phương Tây tiếp tục chiến tranh ủy nhiệm tại Afghanistan”. Những chuyên gia này hy vọng các quốc gia phương Tây sẽ loại bỏ “thói quen cung cấp tiền hoặc vũ khí cho các tổ chức phi nhà nước ở Afghanistan. Chúng tôi đang đề xuất các giải pháp thay thế trong việc can dự với Taliban, đặc biệt là với vấn đề an ninh biên giới”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xung đột địa chính trị (Kỳ II): Những mâu thuẫn ở Châu Á từ thời Chiến tranh Lạnh tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711721529 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711721529 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10