2 lựa chọn điều hành chính sách tiền tệ

Nguyễn Long 05/08/2018 04:07

Theo ông Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô- Đại học Kinh tế quốc dân, NHNN có thể phá giá nhẹ tỷ giá hoặc tăng lãi suất để ổn định thị trường ngoại tệ.

Tỷ giá

Tỷ giá liên ngân hàng tăng 2,5% so với cuối năm 2017.

Tỷ giá trung tâm của Việt Nam đã tăng 1,1% so với cuối năm ngoái, trong khi tỷ giá liên ngân hàng tăng 2,5% so với cuối năm 2017.

Trong phiên giao dịch ngày 4/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 22.676 đồng (không đổi so với ngày 3/8). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 22.700 đồng (mua) và 23.306 đồng (bán).

Trong khi đó, tại các ngân hàng thương mại, giá USD tăng nhẹ. Cụ thể giá mua – bán như sau: Vietcombank: 23.260 - 23.340 VND/USD, tăng 10 đồng ở chiều mua và bán; BIDV: 23.260 - 23.340 VND/USD, tăng 40 đồng; Techcombank: 23.250 – 23.350 VND/USD, tăng 40 đồng chiều mua vào và tăng 30 đồng chiều bán ra…

Áp lực lên đồng VND hiện nay chủ yếu đến từ đồng USD. Măc dù trong cuộc họp ngày 1/8 vừa qua, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,75-2%, nhưng khẳng định nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng vững chắc và thị trường việc làm tiếp tục ổn định.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đe dọa sẽ áp mức thuế 25%, thay vì 10% như dự kiến ban đầu lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc cũng đe dọa đáp trả mức thuế tương tự đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, khiến cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung càng trở lên các liệt hơn. 

Điều này đã khiến cho đồng nhân dân tệ (CNY) giảm xuống gần mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua là 6,8962 USD/CNY. Trong vòng 6 tuần qua, CNY đã mất giá 8%.

Trước sức ép từ biến động mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế, gần đây có một số quan điểm cho rằng Việt Nam nên phá giá VND để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, có thể phá giá một lần hoặc phá giá từ từ.

Tuy nhiên, ông Phạm Thế Anh cho rằng, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần đặt trong bức tranh chung, đặc biệt phải song hành cùng chính sách công nghiệp hỗ trợ. "Lâu nay, chúng ta vẫn nói Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ bên ngoài. Chúng ta chưa có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, chưa phát triển bền vững nguyên vật liệu phục vụ các doanh nghiệp trong nước. Nếu phá giá mạnh VND bây giờ, thì chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều, khiến giá thành sản phẩm tăng cao” – ông Phạm Thế Anh cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách nào?

    Doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách nào?

    11:01, 31/07/2018

  • NHNN chưa cần can thiệp tỷ giá VND/USD

    NHNN chưa cần can thiệp tỷ giá VND/USD

    15:27, 30/07/2018

  • Tỷ giá tăng do tác động tâm lý tức thời

    Tỷ giá tăng do tác động tâm lý tức thời

    11:01, 25/07/2018

  • "Sóng" tỷ giá khó bùng phát mạnh

    11:41, 19/07/2018

  • NHNN sẵn sàng can thiệp ổn định tỷ giá

    NHNN sẵn sàng can thiệp ổn định tỷ giá

    11:33, 08/07/2018

  • Chính phủ yêu cầu xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá

    Chính phủ yêu cầu xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá

    11:00, 12/07/2018

  • Biến động tỷ giá, nhiều “ông lớn” lo “ngay ngáy”

    Biến động tỷ giá, nhiều “ông lớn” lo “ngay ngáy”

    05:29, 05/07/2018

  • Biến động tỷ giá chưa đáng ngại

    Biến động tỷ giá chưa đáng ngại

    01:46, 05/07/2018

Theo ông Phạm Thế Anh, để duy trì giá trị nội tệ như hiện nay, NHNN có hai lựa chọn chính sách, một là phá giá nhẹ tỷ giá, hai là giữ nguyên tỷ giá và tăng lãi suất, như vậy mới có thể cân bằng được thị trường ngoại tệ.

Tuy nhiên, việc FED dự kiến sẽ tăng dần lãi suất cơ bản (thêm 2 lần nữa trong năm 2018 và 2 lần tiếp theo trong năm 2019), chắc chắc sẽ gây tác động đến các quốc gia có nền tảng kinh tế vĩ mô yếu, trong đó có Việt Nam.

“Việt Nam là quốc gia có nền tảng vĩ mô chưa chắc chắn, nên dễ bị tác động từ yếu tố bên ngoài. Do quy mô thị trường Việt Nam tương đối nhỏ, nên tác động từ bên ngoài cũng không nhiều” – ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
2 lựa chọn điều hành chính sách tiền tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO