Ai Cập- "nhân tố mới" trong giải quyết xung đột Israel - Hamas

TRƯỜNG ĐẶNG 27/10/2023 04:00

Không phải Mỹ hay quốc gia nào khác, chính Ai Cập mới được cho là bên có thể đóng vai trò đột phá trong hóa giải xung đột Israel – Hamas.

Ai Cập được cho có vị thế quan trọng trong giải quyết xung đột Israel - Hamas

Ai Cập được cho có vị thế quan trọng trong giải quyết xung đột Israel - Hamas

Trong bối cảnh xung đột Israel - Hamas nóng bỏng, tâm điểm ngoại giao đang chuyển sang Ai Cập. Trước chiến tranh, Ai Cập không phải là một cường quốc chính trị ở thế giới Ả Rập, cũng không phải là nền kinh tế hàng đầu khu vực. Thế nhưng khi nói đến Gaza, các chuyên gia cho rằng Cairo có những lợi ích quan trọng cũng như đòn bẩy mạnh mẽ để mở ra giải pháp cho xung đột Israel - Hamas.

>>Nga toan tính gì từ xung đột Israel - Hamas?

Lịch sử quan hệ giữa Ai Cập và Hamas được nhận định là rất phức tạp. Quân đội Ai Cập đã từng chiếm đóng ở Dải Gaza trong gần hai thập kỷ sau khi Israel giành độc lập vào năm 1948. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, giống như nhiều người tiền nhiệm của ông, có thái độ thù địch sâu sắc với Hamas – tổ chức xuất phát từ phong trào Anh em Hồi giáo thường bị đặt ngoài vòng pháp luật ở Ai Cập.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Ai Cập cũng có lịch sử hợp tác lâu dài với nhóm vũ trang này, đặc biệt kể từ khi tổ chức này trở thành người cai trị trên thực tế ở Gaza vào năm 2007. Trong các cuộc khủng hoảng trước đây, Ai Cập đã đóng vai trò là người đối thoại với tổ chức này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tù nhân và giúp đàm phán ngừng bắn.

Tương tự như các cuộc khủng hoảng khác, Ai Cập lần này cũng có trong tay nhiều quân bài để tìm ra giải pháp. Đơn cử nhất, việc nước này kiểm soát cửa khẩu Rafah - điểm chính thức duy nhất vào Dải Gaza không do Israel kiểm soát- là một đòn bẩy như vậy.

Trước đây, Ai Cập đã mở và đóng cửa khẩu này để gây áp lực lên Hamas. Ngày nay, đây là huyết mạch quan trọng để đưa viện trợ quốc tế vào Gaza khi khu vực đang đứng trước một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn. Rafah cũng có thể là “lối thoát” cho công dân Mỹ và các nước thứ ba rời khỏi vùng chiến sự.

Đối với Israel, cửa khẩu này cũng giúp Cairo có tiếng nói với Tel Aviv. Lâu nay, Hamas đã xây dựng các mạng lưới đường hầm từ Gaza vào Ai Cập, cho phép người dân mua hàng lậu như gia súc và hàng tiêu dùng cơ bản. Tuy nhiên, Israel lo ngại các hệ thống này có thể bị lợi dụng để chuyên chở vũ khí từ bên ngoài vào – một vấn đề cần có sự ra tay của Ai Cập.

Đối với Hamas, tổ chức này cũng có động cơ để nỗ lực duy trì năng lực buôn lậu vũ khí và các nhu yếu phẩm quân sự khác qua các chốt chặn từ Ai Cập, hay thậm chí là tìm lối di tản cho các quan chức của nhóm muốn trốn tránh sự truy lùng của Israel. Các chuyên gia nói rằng dĩ nhiên Israel sẽ gây sức ép để Cairo ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào như vậy, nhưng Ai Cập có thừa đòn bẩy để quyết định các điều khoản trong đó.

Những quốc gia bên ngoài sẽ cần phải hợp tác với Ai Cập để tìm ra hướng đi cho giải pháp hòa bình tại Trung Đông

Những quốc gia bên ngoài sẽ cần phải hợp tác với Ai Cập để tìm ra hướng đi cho giải pháp hòa bình tại Trung Đông

Ai Cập có thể cân nhắc các lợi ích chiến lược của mình tại khu vực, như mở rộng ảnh hưởng ở Bán đảo Sinai hoặc thu lợi từ các hoạt động buôn lậu. Từng là trung tâm chính trị và văn hóa Ả Rập, Ai Cập đã bị gạt ra ngoài lề bởi các bất ổn nội tại, hay các vấn đề nóng hơn chuyển sang Vịnh Ba Tư. Do đó, Tổng thống Ai Cập Sisi có thể sẽ muốn xây dựng lại uy tín của chính phủ thông qua việc đóng vai trò trung tâm trong xung đột Israel-Hamas.

Nhiều chuyên gia cho rằng cũng không loại trừ khả năng Ai Cập sẽ tận dụng sự việc này để hưởng lợi về tài chính. Cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã đàm phán hơn 10 tỷ USD để giảm nợ nước ngoài từ Mỹ và các đồng minh để đổi lấy sự hỗ trợ của Ai Cập trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Do đó, các khoản nợ nước ngoài gần đây của Cairo sẽ có cơ hội được giải quyết nếu các chính phủ vùng Vịnh hay phương Tây thực sự tiếp cận Ai Cập.

>>Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu

Tuy nhiên, đứng hoàn toàn về phía Israel cũng có mặt bất lợi. Ai Cập có thể sẽ không muốn thu hẹp các vùng lãnh thổ của người Palestine. Công chúng Ai Cập vẫn có thiện cảm sâu sắc với chính nghĩa của người Palestine.

Chưa kể, Hoa Kỳ - cường quốc đi đầu trong các nỗ lực hòa giải – cũng không quá nhiệt tình với chính quyền ông Sisi. Washington gần đây đã quyết định rút lại 85 triệu USD viện trợ quân sự dành riêng cho Ai Cập trước đây vì lo ngại về nhân quyền, và đe dọa còn cắt nhiều hơn nữa. Hay các vụ lùm xùm liên quan tới mối quan hệ giữa Ai Cập và Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ

    Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ "trách nhiệm" của Mỹ

    03:30, 20/10/2023

  • "Hé lộ" quan điểm của Mỹ về xung đột Israel - Hamas

    04:30, 23/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Những tín hiệu đáng sợ!

    Xung đột Israel - Hamas: Những tín hiệu đáng sợ!

    04:00, 22/10/2023

  • Thất bại tình báo của Israel là

    Thất bại tình báo của Israel là "hồi chuông cảnh tỉnh" cho NATO

    04:00, 16/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas:

    Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu

    04:00, 15/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

    Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

    04:00, 14/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ai Cập- "nhân tố mới" trong giải quyết xung đột Israel - Hamas
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO