AI toàn cầu lên "cơn sốt", cơ hội nào cho các nước nhỏ?

Diendandoanhnghiep.vn Saudi Arabia gây choáng váng với quỹ đầu tư 40 tỷ USD nhằm làm chủ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này đặt ra dấu hỏi lớn với tương lai các nước nhỏ.

Saudi Arabia trở thành nhà đầu tư AI lớn nhất thế giới

Saudi Arabia trở thành nhà đầu tư AI lớn nhất thế giới

>> Trí tuệ nhân tạo: Xu thế tất yếu của thời đại mới

The New York Time gọi AI là thị trường “nóng” khi quá nhiều chính phủ, doanh nghiệp đổ tiền vào lĩnh vực này. Cuộc chạy đua đang đến hồi quyết liệt, lợi thế cạnh tranh sẽ rõ ràng trong vài năm tới.

Saudi Arabia gây choáng váng với quỹ đầu tư AI lên tới 40 tỷ USD. Quỹ đầu tư này đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác tiềm năng với Andreessen Horowitz, một trong những công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu ở Thung lũng Silicon và các nhà tài phiệt khác.

Dự kiến cú bắt tay này sẽ đưa quốc gia Trung Đông trở thành nhà đầu tư AI lớn nhất thế giới. Saudi Arabia tiếp tục thể hiện tham vọng kinh doanh toàn cầu của mình cũng như nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và khẳng định mình là một quốc gia có ảnh hưởng lớn hơn trên bản đồ địa chính trị.

“Cơn sốt” toàn cầu xoay quanh AI đã đẩy giá trị của các công ty tư nhân và Nhà nước lên cao khi các nhà đầu tư lạc quan chạy đua tìm kiếm hoặc xây dựng thêm các Nvidia hoặc OpenAI tiếp theo. Ví dụ, công ty khởi nghiệp Anthropic đã huy động được hơn 7 tỷ USD chỉ trong một năm - một lượng tiền gần như chưa từng có trong thế giới đầu tư mạo hiểm.

Với tài sản dồi dào, Saudi Arabia sẽ hỗ trợ một loạt công ty khởi nghiệp công nghệ gắn liền với AI, bao gồm các nhà sản xuất chip và các trung tâm dữ liệu lớn. Cường quốc Tây Á đã từng rót 3,5 tỷ USD vào Uber, đầu tư 45 tỷ USD vào Softbank cùng hàng loạt dự án đồ sộ khác khắp thế giới.

Lịch sử phát triển kinh tế công nghệ cho thấy tiền đã tạo ra mọi thứ, từ các phát minh sơ khai đến sản phẩm ứng dụng thực tế. Vậy, đâu là con đường trỗi dậy cho phần lớn các nước đang phát triển - thiếu thốn tài chính, yếu kém về công nghệ nền?

Các nền kinh tế như Việt Nam còn rất nhiều việc để làm - đây là nhận xét của ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, tại một Hội thảo khoa học về kinh tế số.

Ông Bùi Thế Duy cho rằng, cần khảo sát, phân tích một cách khoa học các nội dung chiến lược AI quốc gia của các nước trên thế giới. Với Việt Nam, con đường ngắn nhất là nghiên cứu và phát triển (R&D) theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nghĩa là chúng ta bắt đầu từ điểm xuất phát sơ khai. Như vậy, nhân lực AI tài năng là nhân tố cốt lõi đảm bảo cho sự  phát triển thành công AI và nền kinh tế số Việt Nam. Nhân lực ở đâu?

>> Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiến vào doanh nghiệp

Chỉ có một con đường duy nhất cho các nước nhỏ để tăng khả năng tiếp cận với công nghệ AI

Chỉ có một con đường duy nhất cho các nước đang phát triển để tăng khả năng tiếp cận với công nghệ AI

Ở Mỹ có khoảng 4.200 trường đại học, cao đẳng theo hai khuynh hướng đại chúng và tinh hoa. Theo tỷ lệ cứ 30 trường đại chúng có 1 trường chuyên nghiên cứu. Đặc biệt, sự tham gia của doanh nghiệp vào môi trường học thuật đóng vai trò quan trọng để tạo ra nhân lực chất lượng cho chính họ.

Trong thập niêm 90, doanh nghiệp Mỹ chi 210 tỷ USD cho đào tạo nhân lực; năm 1995 chi phí đó lên tới 600 tỷ USD; năm 2000 là trên 800 tỷ USD và đến nay lên tới gần 1.000 tỷ USD.

Tại Đức, các trường đại học, cao đẳng thường xuyên nhận đơn hàng đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, số lượng người học tương thích với nhịp độ phát triển kinh tế, thị trường lao động. Có hai loại trường cơ bản, hệ thống trường dạy nghiên cứu và hệ thống trường dạy thực hành.

Với Nhật Bản, chính phủ nước này có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mở trường dạy nghề. Nhờ vậy, chỉ tiêu, quy mô đào đạo, chất lượng nhân lực đều do doanh nghiệp định hướng.

Singapore dành khoảng 3-5% GDP cho giáo dục, hiện nay đã tăng lên 10% - con số đầu tư rất lớn. Bộ Giáo dục nước này chủ động phân luồng học sinh từ sớm, quyết định ai sẽ trở thành chuyên gia, ai sẽ là nhân công lành nghề?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết AI toàn cầu lên "cơn sốt", cơ hội nào cho các nước nhỏ? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714367014 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714367014 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10