Ấn Độ toan tính gì khi mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á?

CẨM ANH 15/08/2023 03:30

Ấn Độ đang có những bước tiến lớn để mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á.

>>Việt Nam xác định Ấn Độ là thị trường tiềm năng ưu tiên hàng đầu

Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á

Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á

Ông Harsh V. Pant, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và chính sách đối ngoại của Quỹ nghiên cứu Quan sát, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New Delhi, cho biết: "Ấn Độ chắc chắn đang trở nên tham vọng hơn ở Đông Nam Á. Quốc gia này cũng đã trở nên “mạnh mẽ và thẳng thắn hơn” về mối quan hệ của mình với khu vực này".

Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tính toán chiến lược của New Delhi trong việc tăng cường sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á. Trong một thời gian dài, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã “do dự và dè dặt” về vai trò của nước này trong khu vực, do những căng thẳng của chính Ấn Độ với Trung Quốc dọc biên giới trên dãy Himalaya.

“Tôi nghĩ rằng có một sự hiểu biết phổ biến trước đây ở Ấn Độ rằng nước này nên hạn chế các động thái có thể gây ra sự khó chịu tại Trung Quốc”, ông Pant nói với CNBC, đồng thời cho rằng Bắc Kinh có tiềm năng to lớn để gây khó cho Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tăng cường tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm cân bằng với Bắc Kinh. Động thái này củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang diễn ra của Ấn Độ với Đông Nam Á.

Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand Corporation, cho biết, Ấn Độ đã bắt đầu chính sách "hướng Đông" vào năm 1991, trước khi sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trở thành một vấn đề lớn ở Đông Nam Á.

Nhưng đến năm 2014, khi ông Modi chuyển chính sách sang "Hành động hướng Đông", thì lúc này khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung lại đối phó với một kiểu Trung Quốc khác, vốn luôn tìm cách phô trương sức mạnh của mình thường xuyên hơn và vươn ra xa hơn.

"Ấn Độ đang củng cố các mối quan hệ chiến lược - ngoại giao, kinh tế và an ninh - với các quốc gia Đông Nam Á để giúp họ cân bằng hoặc phòng ngừa hoặc chống lại sức mạnh của Trung Quốc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực hàng hải, cụ thể là tại Biển Đông, nơi các tranh chấp chủ quyền đe dọa sự ổn định và cởi mở của khu vực,” ông Grossman nói.

>>Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

Tàu Hải quân Ấn Độ INS KILTAN thăm Việt Nam vào năm 2020

Tàu Hải quân Ấn Độ INS KILTAN thăm Việt Nam vào năm 2020

Đồng quan điểm, bà Joanne Lin, điều phối viên của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại ISEAS, thuộc Viện Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Đông Nam Á cũng đang thúc đẩy tính toán của Ấn Độ.

"Chính sách đối ngoại cứng rắn hơn của Bắc Kinh, cùng với đòn bẩy chính trị và kinh tế mà nước này có thể sử dụng thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường, đã làm dấy lên những lo ngại trong khu vực. Do đó, việc bảo vệ an ninh của Ấn Độ, đặc biệt là an ninh hàng hải sẽ rất quan trọng”, bà Lin nói thêm.

Một cuộc khảo sát trong khu vực do Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện ISEAS-Yusof Ishak công bố cho thấy, vị thế của Ấn Độ đã được cải thiện đáng kể ở Đông Nam Á, bất chấp lập trường trung lập của nước này trong chiến sự Nga - Ukraine.

“Ấn Độ là lựa chọn thứ ba trong khu vực để phòng ngừa những bất ổn từ cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Thứ hạng của New Delhi đã tăng nhanh chóng từ vị trí cuối cùng vào năm 2022 lên vị trí thứ ba trong năm nay”, báo cáo khảo sát nói trên cho biết, đồng thời chỉ ra, mặc dù Trung Quốc vẫn là cường quốc có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á, nhưng vị thế của nước này đã giảm sút.

Giới quan sát cho biết, New Delhi sẽ đưa ra “lối thoát” cho các quốc gia muốn giữ thế trung lập trong cuộc xung đột Mỹ-Trung. Ấn Độ không theo phe nào và đang tiếp tục duy trì một đường lối độc lập trong chính sách đối ngoại của mình, phù hợp với phần lớn các quốc gia Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng những động thái mới nhất của New Delhi nhằm tăng cường quan hệ khu vực sẽ được Trung Quốc theo dõi thận trọng và sẽ gửi thông điệp của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Ấn Độ sẽ “cầm cương” thúc đẩy hoà đàm Nga – Ukraine?

    Ấn Độ sẽ “cầm cương” thúc đẩy hoà đàm Nga – Ukraine?

    03:00, 07/08/2023

  • Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

    Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

    03:30, 27/07/2023

  • Việt Nam xác định Ấn Độ là thị trường tiềm năng ưu tiên hàng đầu

    Việt Nam xác định Ấn Độ là thị trường tiềm năng ưu tiên hàng đầu

    15:25, 18/07/2023

  • Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kỳ III): Thách thức và triển vọng

    Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kỳ III): Thách thức và triển vọng

    12:00, 16/07/2023

  • Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (kỳ II): Tác động đến ASEAN

    Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (kỳ II): Tác động đến ASEAN

    12:00, 15/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ấn Độ toan tính gì khi mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO