Áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường dệt may 2023

LINH NGA 26/01/2023 03:40

Nhìn sang năm 2023, nhóm phân tích CTCK SSI cho rằng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường.

>>Doanh nghiệp dệt may cần làm gì trong năm 2023?

fd

Ngành dệt may bước vào giai đoạn khó khăn vào giữa năm 2021 do căng thẳng địa chính trị, lạm phát không ngừng và tâm lý người tiêu dùng sụt giảm.

Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2022, nhờ sự bùng nổ của nhu cầu bị dồn nén (doanh thu hàng không xa xỉ toàn cầu tăng 11% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022), ngành dệt may bước vào giai đoạn khó khăn vào giữa năm do căng thẳng địa chính trị, lạm phát không ngừng và tâm lý người tiêu dùng sụt giảm.

McKinsey dự báo doanh thu hàng không xa xỉ toàn cầu sẽ giảm 5% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2022. Thời trang cao cấp và hàng bình dân sẽ tiếp tục ghi nhận kết quả vượt trội, trong khi các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng phục hồi vào năm 2022.

Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 42 tỷ USD cho năm 2022 (tăng 3,8% so với cùng kỳ và 11% so với năm 2019). Trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 35 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ), mức tăng trưởng cao kỷ lục trong 10 năm qua. Xu hướng nhanh chóng đảo ngược trong tháng 10/2022, khi kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên giảm so với cùng kỳ trong năm 2022 (giảm 3% so với cùng kỳ), sau khi có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong tháng 9/2022 (tăng 12% so với cùng kỳ so với mức tăng 39% so với cùng kỳ vào tháng 8/2022).

Xuất khẩu sợi là mặt hàng đầu tiên giảm trong tháng 7 năm 2022 (giảm 162% so với cùng kỳ), sau khi giá bông toàn cầu giảm mạnh vào cuối tháng 6 năm 2022 (giảm 30% so với mức đỉnh). Giá trị xuất khẩu hàng may mặc ghi nhận mức giảm 4% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022, đi cùng với diễn biến nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Nhìn sang năm 2023, nhóm phân tích CTCK SSI cho rằng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường. McKinsey dự báo doanh thu hàng thời trang cao cấp trên toàn cầu sẽ tăng 5~10% so với cùng kỳ, trong khi phần còn lại của thị trường sẽ giảm 3% so với cùng kỳ. Ngoài sự khác biệt giữa thời trang cao cấp và các phân khúc khác trong ngành dệt may, sự khác biệt giữa các vùng cũng sẽ được thể hiện rõ. Nền kinh tế Mỹ, mặc dù dự kiến sẽ chậm lại, nhưng được dự báo vẫn sẽ là thị trường có quy mô lớn hơn các nền kinh tế lớn khác.

Quá trình xử lý giảm lượng hàng tồn kho đã được tiến hành tại các nhà bán lẻ lớn, diễn biến tích cực nhất được ghi nhận tại các doanh nghiệp kinh doanh đồ thể thao. Tuy nhiên, dữ liệu từ Hoa Kỳ vẫn cho thấy mức tồn kho cao trong toàn ngành dự kiến sẽ kéo dài đến quý 2 năm 2023. Các đơn đặt hàng sẽ bắt đầu tăng tốc (theo quý) trong quý 3/2023, mặc dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận (theo năm) vẫn không chắc chắn trong nửa cuối năm 2023.

VITAS dự báo giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ đạt 45~47 tỷ USD (tăng 7~11% so với cùng kỳ) trong năm 2023. Nhóm phân tích cho rằng mục tiêu này khá thách thức do phân ngành sợi đã bắt đầu ghi nhận mức lỗ trong quý 4 năm 2022, và Vinatex cũng dự báo đơn hàng may mặc sẽ giảm 25% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu và tiêu dùng nói chung được dự báo cũng sẽ giảm đi, và doanh thu bán lẻ sẽ được thúc đẩy bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá. Theo đó, chúng tôi cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của toàn bộ chuỗi giá trị sẽ chịu áp lực, trong đó các nhà sản xuất sợi và hàng may mặc trong nước dễ bị tổn thương nhất do giá bán trung bình thấp hơn.\

Trong khi đó, áp lực từ chi phí nguyên vật liệu đối với các nhà sản xuất đã giảm bớt do giá bông và giá dầu đã giảm đáng kể từ quý 2 năm 2022. Chi phí vải giảm sẽ bù đắp một phần giá bán trung bình thấp hơn. Tuy nhiên, dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể sẽ giảm do (i) năng lực đàm phán của các nhà sản xuất trong nước thấp hơn so với các nhà bán lẻ (đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu yếu) và (ii) lương cơ bản dự kiến sẽ tăng 20% so với cùng kỳ. Với lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong suốt cả năm, chi phí tài chính tăng cao có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao như TNG.

SSI dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm mạnh nhất trong quý 3 năm 2023 và định giá sẽ dần phục hồi về mức P/E trung bình lịch sử của ngành là 8 lần, vì các dấu hiệu phục hồi sẽ xuất hiện từ quý 4 năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may cần làm gì trong năm 2023?

    Doanh nghiệp dệt may cần làm gì trong năm 2023?

    03:40, 20/01/2023

  • Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu

    Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu

    04:00, 13/01/2023

  • Dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng

    Dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng

    03:21, 05/01/2023

  • Phát triển dệt may xuất khẩu bền vững

    Phát triển dệt may xuất khẩu bền vững

    11:30, 03/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường dệt may 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO