Bắc Trung Bộ nhiều dư địa phát triển kinh tế biển

Diendandoanhnghiep.vn Được xem như một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống “phên dậu” của đất nước, cùng với vùng Duyên hải Trung Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ đang có nhiều dư địa để phát triển kinh tế biển.

>> Thanh Hóa: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển

<p/>Hoàn thiện công trình hạ tầng giao thông ven biển, tạo động lực liên kết, phát triển vùng đang được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thời gian qua (Ảnh: Thi công tuyến cầu vượt dự án đường ven biển qua Nghệ An)

Hoàn thiện công trình hạ tầng giao thông ven biển, tạo động lực liên kết, phát triển vùng đang được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thời gian qua (Ảnh: Thi công tuyến cầu vượt dự án đường ven biển qua Nghệ An)

Không chỉ vậy, Bắc Trung Bộ trong vài năm gần đây, với nhiều cách thu hút đầu tư bằng giải pháp tranh thủ ngoại lực và không ngừng nỗ lực, khu vực này đang cố gắng khắc phục những khó khăn do điều kiện tự nhiên để “bắt nhịp” với quy hoạch phát triển kinh tế biển cùng chuỗi các giá trị từ tiềm năng, lợi thế của mình để xứng tầm với cả vùng.

Nỗ lực của vùng “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”

Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gần 2 thập niên qua, khu vực Bắc Trung Bộ đã có những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, nhiều dự án vượt qua hoàn cảnh “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” đã hình thành và triển khai trên vùng Bắc Trung Bộ.

Điển hình như Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) là 2 trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm được Chính phủ ưu tiên đầu tư, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn đã tạo đà chuyển biến mạnh mẽ trong hội nhập quốc tế.

Riêng tại Khu kinh tế Nghi Sơn đến nay đã thu hút được gần 300 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư 149.538 tỷ đồng, thực hiện đạt 70.366 tỷ đồng và 24 dự án FDI, vốn đăng ký đầu tư hơn 12,8 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong năm 2022, các cơ sở sản xuất trong khu kinh tế đạt tổng giá trị sản xuất, doanh thu dịch vụ hơn 251.293 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần 36 nghìn lao động, thu nhập bình quân 6,7 triệu đồng/tháng, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 25 nghìn tỷ đồng…

Còn tại Khu kinh tế Vũng Áng, giai đoạn 2015-2020, thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế Vũng Áng đạt hơn 37.720 tỷ đồng, chiếm gần 56% tổng thu ngân sách của tỉnh, trong đó thu xuất nhập khẩu chiếm 97% của cả tỉnh. Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương mở rộng quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh và khu vực.

Trong năm 2022, Nghệ An cũng là địa phương lần đầu tiên lọt vào Top 10 về thu hút vốn đầu tư FDI của cả nước, trở thành điểm sáng của khu vực với tổng vốn đăng ký lên tới 945 triệu USD. Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp đã thu hút thành công nhiều nhà đầu tư FDI thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ, như Goertek, Everwin, JuTeng, Luxshare ICT, với tổng vốn đầu tư đạt 1,23 tỷ USD…Cùng với những Tập đoàn đến từ nước ngoài như VSIP, WHA đã thực sự về “lót ổ” ở Nghệ An, hứa hẹn sẽ làm “thay da đổi thịt” của địa phương và vùng Bắc Trung Bộ.

“Đòn bẩy” để tạo cực tăng trưởng vùng

Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 (Nghị quyết số 26) của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã nhìn nhận, xác định rõ quan điểm, mục tiêu để phát triển khu vực này.
Và, tại Nghị quyết số 26, Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, vùng Duyên hải Trung Bộ, Bắc Trung Bộ phải là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển. Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực;…

Theo đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và được chia thành 03 tiểu vùng khác nhau. Riêng tiểu vùng Bắc Trung Bộ sẽ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; vùng Nam Trung Bộ gồm: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Theo ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghị quyết số 26 sẽ nhanh chóng được triển khai và đi vào cuộc sống và tạo động lực mới để các tỉnh, thành phố trong vùng chia sẻ cơ hội, đẩy mạnh hợp tác, liên kết, cùng nhau tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh…

Với kết quả thu hút đầu tư nói trên, 03 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh được xem như “hạt nhân” tăng trưởng của cả tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Không chỉ vậy, với lợi thế có 5 khu kinh tế ven biển trong tổng số 18 khu kinh tế của cả nước, Bắc Trung Bộ đã trở thành điểm nhấn quan trọng, trở thành “thỏi nam châm” để xúc tiến thu hút đầu tư, tạo liên kết vùng trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Trung Bộ nhiều dư địa phát triển kinh tế biển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714073413 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714073413 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10