Bất cập định giá đất (KỲ II): Chưa phù hợp thực tiễn, đẩy giá nhà lên cao

PGS.TS NGÔ TRÍ LONG - Chuyên gia kinh tế 16/02/2022 12:00

Để nâng cao năng lực quản lý đất đai về giá đất cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về giá đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với kinh tế thế giới.

>>> Bất cập định giá đất (KỲ I): Giá đất bỏ xa... thị trường ở mọi thời điểm

Vấn đề xác định đúng giá trị đất đai trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn nguồn thu, nợ công cao là vấn đề rất quan trọng. Giá trị đất đai khi chuyển đổi quyền sử dụng phải được tính đúng, tính đủ theo đúng giá thị trường.

Đây là điểm quan trọng cần sửa đổi trong Luật Đất đai tới đây nhằm không làm mất giá trị đất đai, khi mà đất đó đang thuộc quyền quyết định của Nhà nước, giá trị tăng thêm phải đi vào ngân sách nhà nước.

Người dân không đồng thuận về giá giải phóng mặt bằng, cản trở triển khai Dự án Khai thác khoáng sản tại huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Ảnh: Hoàng Long

Người dân không đồng thuận về giá giải phóng mặt bằng, cản trở triển khai Dự án Khai thác khoáng sản tại huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Ảnh: Hoàng Long

Quy định hiện hành đưa ra 5 phương pháp xác định giá đất nhưng lại không bắt buộc áp dụng phương pháp nào. Vì thế, chủ đầu tư thường chọn phương án nào có lợi nhất, trục lợi được nhiều nhất.

Chẳng hạn phương pháp xác định giá đất theo thặng dư được áp dụng phổ biến nhất hiện nay phụ thuộc 2 yếu tố là doanh thu phát triển bất động sản và chi phí phát triển. Cả 2 yếu tố này đều xây dựng trên phương án giả định tài sản, so sánh chọn mẫu thiếu chính xác; thời gian xây dựng giá, giao đất và chi phí suất đầu tư, chi phí đền bù khác nhau.

Cách xác định này phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người tính toán đã tác động, làm thay đổi giá đất định giá, gây thất thu ngân sách.

Đẩy giá nhà lên cao

Hiện nay Hội đồng định giá đất ở các thành phố lớn theo cách thức tính lùi: Từ giá thị trường của các dự án quanh đó đang giao dịch tính ra tổng doanh thu của dự án đang xét định giá - (tổng chi phí xây dựng theo đơn giá định mức + 14% lãi và chi phí quản lý chung dành lại cho chủ đầu tư) = tổng tiền đất phải nộp và chia ra đơn giá đất nhà đầu tư phải nộp.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Cục thuế TP HCM “nêu tên” 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm?

    Vì sao Cục thuế TP HCM “nêu tên” 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm?

    06:44, 11/02/2022

  • Tăng cường rà soát đấu giá đất tại các địa phương

    06:00, 07/02/2022

  • Nan giải bài toán giá đất

    03:00, 20/01/2022

Cách tính giá đất này có ưu điểm là ở những chủ đầu tư dự án xây cao tầng (hệ số sử dụng đất lớn) thì phải trả giá đất cao là hợp lý nhưng giá đất này so với đơn giá tối thiểu nhà nước công bố thường cao gấp 1,8-2,6 lần.

Nếu so với giá đất thực tế các dự án xung quanh đang phải nộp mà hệ số vẫn còn thấp thì sẽ phải tiếp tục điều chỉnh tăng hệ số này lên. Đây chính là hệ số giá đất so với giá đất công bố nhà đầu tư phải nộp.

Với cách tính này thực chất giá đất nhà đầu tư phải nộp cao hơn giá đất nhà nước công bố từ 2-2,5 lần. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giá nhà tăng cao liên tục vì hệ số đơn giá đất liên tục tăng hàng năm, thậm chí từng quý.

Chưa phù hợp thực tiễn

Trong lĩnh vực giá đất vẫn còn một số tồn tại như quy định về phương pháp định giá đất chưa phù hợp thực tiễn có thể kể đến phương pháp định giá đất theo hệ số điều chỉnh giá đất (không phản ánh được các yếu tố hình thành giá đất); một số loại đất, khu vực không có thông tin về giá đất chuyển nhượng trên thị trường hoặc nơi có thị trường nhưng thông tin giá đất thị trường độ tin cậy không cao gây khó khăn trong việc định giá đất (người dân thường kê khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế để giảm thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất); chưa có dữ liệu về giá đất thị trường để thuận lợi cho thực hiện xác định giá đất.

Bất cập lớn nhất trong quá trình thu hồi đất hiện nay đó là giá bồi thường.

Bất cập lớn nhất trong quá trình thu hồi đất hiện nay đó là giá bồi thường.

Hiện tại, việc định giá đất cụ thể áp dụng theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và 4 phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư. Các phương pháp đang có sự chênh lệch về kết quả, đặc biệt đối với các loại đất có giá trị thương mại cao tại khu vực đô thị, khu vực đang đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, việc tổ chức thực hiện định giá đất cụ thể trong một số trường hợp còn chậm, kéo dài, chưa đáp ứng kịp thời về tiến độ tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất tại một số địa phương chưa tốt.

Đặc biệt, trình độ, năng lực thực hiện định giá đất của cán bộ định giá đất và của Hội đồng thẩm định giá còn hạn chế. Hội đồng thẩm định giá đất hoạt động kiêm nhiệm nên khó khăn về thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian định giá đất. Mặt khác, do chưa có hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật định giá đất hàng loạt, các thẩm định viên gặp khó khăn khi tư vấn xây dựng bảng giá đất do các tỉnh, TP quy định.

KỲ III: Định hướng hoàn thiện

Có thể bạn quan tâm

  • Bất cập định giá đất (KỲ I): Giá đất bỏ xa... thị trường ở mọi thời điểm

    Bất cập định giá đất (KỲ I): Giá đất bỏ xa... thị trường ở mọi thời điểm

    12:00, 14/02/2022

  • “Kẽ hở” định giá đất

    “Kẽ hở” định giá đất

    14:00, 13/02/2022

  • Định giá đất và vấn đề dữ liệu

    Định giá đất và vấn đề dữ liệu

    12:00, 21/01/2021

  • “Lỗ hổng” định giá đất làm thất thu ngân sách

    “Lỗ hổng” định giá đất làm thất thu ngân sách

    11:28, 10/11/2020

  • Đổi mới phương pháp định giá đất: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu

    Đổi mới phương pháp định giá đất: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu

    15:30, 07/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất cập định giá đất (KỲ II): Chưa phù hợp thực tiễn, đẩy giá nhà lên cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO