Trong bối cảnh hội nhập, mở cửa đón sóng đầu tư, thị trường bất động sản Duyên hải Bắc bộ đang có sự “chuyển mình” mạnh mẽ.
>>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư
Chia sẻ tại "Diễn đàn Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư", PGS.TS Trần Kim Chung - nguyên Phó viện trưởng Viện quản lý Kinh tế trung ương cho biết: Tương lai, xu hướng hội nhập sẽ mở ra những cơ hội tiềm năng, những xung lực mới cho thị trường bất động sản. Việc lựa chọn đúng để có các quyết định đúng hướng tới thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển thành công trong những năm tới là rất quan trọng.
Ông Chung cho biết, trong giai đoạn 2020-2022, thị trường đất nền trên cả nước nói chung, Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, đặc biệt là vùng Duyên hải Bắc bộ luôn được sự quan tâm của tất cả các bên hữu quan. Nhà, đất, các khu đô thị mới, các địa bàn nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa luôn được quan tâm mua bán với rất nhiều mục tiêu khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thành công của thị trường bất động sản nói chung, thị trường bất động sản Vùng Đông bằng Bắc bộ nói riêng, đặc biệt là thị trường bất động sản vùng Duyên hải Bắc bộ. Một là, phản ứng với các tác động tiêu cực một cách điềm tĩnh, không thái quá chứng tỏ thị trường đã trưởng thành hơn.
Hai là, nguồn vốn vận hành vào nhiều hơn thị trường phát triển gia tăng mặc dù tác động mạnh của COVID-19 trong các băn 2019-2021. Các nhà đầu tư thứ cấp tăng cường giải ngân trong các dự án đầu tư hoàn thiện. Đặc biệt, các nguồn tài chính từ kiều hối vẫn tiếp tục tích cực (mặc dù COVID-19 đã tạo nên tình thế dường như kiều hối sẽ suy giảm những trên thực tế kiều hối đã không suy giảm) có tác động rất mạnh đến thịt rường bất động sản vùng Duyên hải Bắc bộ cùng như thị trường bất động sản Vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung.
Có thể bạn quan tâm |
Ba là, thị trường chứng khoán 2019-2021 tăng trưởng, lập đỉnh 1500 đã tạo hiệu ứng phát triển cho thị trường bất động sản. Thị trường chứng khoàn vượt qua đinh 1200, 1400 và 1500. Như một hệ quả phái sinh, luồng tiền từ thị trường chứng khoán đã chốt lời và dịch chuyển sang thị trường bất động sản.
Bốn là, các gói hỗ trợ như 62 nghìn tỷ, 350 nghìn tỷ và việc tích cực giải ngân, khởi công các công trình hạ tầng (Long Thành, đường cao tốc Bắc – Nam) đã tác động mạnh vào sự phát triển của thị trường bất động sản giai đoạn 2019-2021. Việc thúc đẩy mạnh công tác giải ngân đầu tư công đã tạo cho tị trường bất động sản những tác động tích cực.
Năm là, thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển tích cực trong giai đoạn COVID-19. Năm 2022 tiếp tục có chiều hướng tích cực.
Sáu là, thị trường bất động sản căn hộ siêu sang hình thành và làm cho thị trường bất động sản phong phú hơn, toàn diện hơn. Nguyên nhân là do sự tăng lên mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu lớp trên và một số đã trở thành ngươi giàu và siêu giàu. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản căn hộ siêu sang nhằm hướng tới phục vụ khác du lịch siêu giàu.
Theo ông Chung, sau 3 năm 2019-2021, đại dịch COVID-19 hiện nay đã có những biểu hiện suy giảm tác động. Việt Nam đã mở cửa trở lại với du lịch và đón khách quốc tế. Thị trường bất động sản du lịch sẽ có làn sóng mới cả về du lịch và đầu tư.
Bên cạnh đó, xu hướng đầu thế giới đang có những xung đột (Nga – Ukraine), chia tách (Brexit) và hệ quả là những ách tắc về luân chuyển vốn đầu tư. Những điều này có những tác động trái chiều đến tình hình luân chuyển đầu tư vốn trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
"Trong khi vốn rời khỏi một số quốc gia thì thị trường bất động sản Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng đang đón nhận những luồng đầu tư mới trên những địa bàn mới nổi. Xu thế này đang dần tạo ra một năng lượng mới cho thị trường bất động sản" - ông Chung chia sẻ.
Để thị trường phát triển, ông Chung nhấn mạnh cần có sự vào cuộc của tất cả các bên hữu quan, với tất cả các chiều cạnh và với tất cả các chủ thể để đảm bảo cả thể chế, cả thành tố, cả cấp độ phát triển. Ông Chung cũng đề xuất cần sửa đổi Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để tạo ra những cơ sơ nền tảng cho thị trường bất động sản du lịch, công nghiệp, tài chính.
Bên cạnh đó, cần đồng bộ hóa các công trình hạ tầng trên cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Duyên hải Bắc bộ; thiết lập các liên kết vùng; hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành.
Hiện tại, quy hoạch các tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ đều đang được triển khai. Quy hoạch vùng Đồng bằng sông hồng cũng đang được triển khai. Vấn đề là, liệu có quy hoạch vùng Duyên hải Bắc bộ hay không cần được đặt ra. Việc các tỉnh Duyên hải Trung bộ (Đà Nẵng - Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa) có những liên kết và đã có những thành công là gợi ý tốt cho vùng Duyên hải Bắc bộ.
"Thậm chí, vùng Duyên hải Bắc bộ, nếu được liên kết, còn lợi thế hơn do có động lực hỗ trợ từ trung tâm – Thủ đô Hà Nội. Do đó, hoàn thành các quy hoạch phát vùng, quy hoạch triển đô thị trên địa bàn… nếu có sẽ là một động lực đáng kể trong phát triển bất động sản vùng" - ông Chung nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Nhiều xung lực để hồi phục và phát triển đột phá
14:20, 25/04/2022
[TRỰC TIẾP] Diễn đàn Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư
11:43, 25/04/2022
Bất động sản Duyên hải Bắc Bộ bước tiếp chu kỳ tăng trưởng
11:20, 25/04/2022
Bất động sản Duyên hải Bắc Bộ: Chuyển mình đón sóng đầu tư
06:00, 25/04/2022
Diễn đàn Bất động sản khu vực Duyên hải Bắc Bộ 2022: “Lực hấp dẫn” từ thị trường
11:00, 24/04/2022
Thực hư làn sóng tháo chạy của nhà đầu tư tại thị trường bất động sản miền Trung
03:00, 24/04/2022