Bí ẩn “cái chết” của Nortel (Kỳ 3): Bàn tay của Huawei?

Diendandoanhnghiep.vn Có một sự thật được tiết lộ vào năm 2012, Nortel đã bị xâm nhập bởi các tin tặc có trụ sở tại Trung Quốc, đánh cắp hàng trăm tài liệu nội bộ nhạy cảm…

Có thể nói, nếu bản thân Nortel có lịch sử hàng trăm năm thì Huawei chỉ được coi là một đứa trẻ. Được thành lập bởi Ren Zhengfei, một cựu kỹ sư của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Huawei bắt đầu như một nhà sản xuất nhỏ thiết bị chuyển mạch điện thoại vào năm 1987, phân nhánh sang xây dựng mạng viễn thông và sản xuất điện thoại di động. Được hỗ trợ bởi mức giá tương đối cắt giảm, họ sớm bắt đầu chiếm thị phần.

Đại bản doanh của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc.

Đại bản doanh của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc.

Đến năm 2012, Huawei đã vượt qua Ericsson để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và năm 2018 trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai. Sự nổi lên của Huawei đã trở thành một thực tế không thể tránh khỏi đối với Nortel.

Vào năm 2005, khi Huawei giành được một phần nhỏ nhưng rất quan trọng trong dự án “21Century Networks” khổng lồ của Viễn thông Anh, bước đột phá đầu tiên của họ ở phương Tây. Nortel và Marconi – một công ty viễn thông của Anh đều nhận thất bại cay đắng.

Trong cuộc chiến đấu để xoay chuyển tình thế, Nortel đã ký một thỏa thuận dự kiến với đối thủ Trung Quốc vào năm 2006. Liên doanh phát triển mạng băng thông “siêu rộng” nhưng mọi thứ đã bị đổ vỡ. Tiếp đó, Nortel đã phải hứng chịu một cú đánh khác của Huawei, ngay trên sân nhà. Năm 2008, công ty của Trung Quốc đã giành được hợp đồng lớn với Telus và Bell. Và cuối cùng vào tháng 1 năm 2009, Nortel nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, rõ ràng cái chết của Nortel được cho là do các chiến lược sai lầm trong phát triển và cả việc mất niềm tin của khách hàng. Nhưng với các chuyên gia an ninh mạng của Canada và Nortel họ không nghĩ vậy.

Trước đó, Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) đã cảnh báo Nortel về các gián điệp được điều hành bởi Bắc Kinh. Các báo cáo cho rằng, đã có các thiết bị nghe lén được giấu trong khu phức hợp nghiên cứu và phát triển của Nortel tại Ottawa.

Tất nhiên Huawei kiên quyết phủ nhận các cáo buộc gián điệp, hoặc việc họ được hưởng lợi từ hoạt động gián điệp công nghiệp như vậy. Nhưng theo một số chuyên gia an ninh mạng và nhân viên cũ của Nortel, người ta nghi ngờ rằng “cái chết” của Nortel là bởi một phần tài sản trí tuệ của họ đã bị cướp đoạt.

Brian Shields, cố vấn an ninh của Nortel khẳng định: “Những gì mọi người cần biết là gián điệp kinh tế đã gây ra cái chết của Nortel”. 

Brian Shields, cố vấn an ninh của Nortel.

Brian Shields, cố vấn an ninh của Nortel.

Michel Juneau-Katsuya là trưởng phòng CSIS Châu Á - Thái Bình Dương vào cuối những năm 1990 cũng cho rằng, đã có “các hoạt động gián điệp của người Trung Quốc tiến hành chống lại Nortel”. Nhưng khi cơ quan tình báo này cảnh báo Nortel, tất cả đều bỏ qua CSIS. Điều này khiến Juneau-Katsuya đưa ra một kết luận đáng kinh ngạc: “Có thể đã có một hoặc nhiều tác nhân có mức độ ảnh hưởng do người Trung Quốc kiểm soát ở Nortel, và họ đã thành công trong việc vô hiệu hóa cảnh báo của chúng tôi”.

Một sự thật về các vụ trộm cắp thông tin của Huawei lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào năm 2004 khi một nhân viên Nortel ở Anh nhận thấy một số tài liệu mà anh ta đã lưu trữ trong cơ sở dữ liệu “LiveLink” của công ty đã được một giám đốc điều hành cấp cao ở Canada tải xuống.

Tài khoản của Brian McFadden, chủ tịch mạng quang học đã đăng nhập vào hệ thống Nortel từ nhiều địa điểm trên thế giới, những nơi ông ta chưa bao giờ đến thăm. Nhưng vụ hack tài khoản của McFadden lại chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Cố vấn bảo mật Brian Shields đã phát hiện ra rằng không phải một mà là bảy giám đốc điều hành của Nortel, bao gồm cả Giám đốc điều hành Frank Dunn, đã bị tấn công và các tin tặc đã rút một số lượng lớn tài liệu nhạy cảm ra khỏi cơ sở dữ liệu của Nortel.

Brian Shields cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc đột nhập vào mạng máy tính nội bộ của Nortel có thể bắt đầu từ những năm 1990 và nó đã kéo dài qua năm 2009, với gần 1.400 tài liệu nhạy cảm bị ăn cắp.

Ông đã lần ra hầu hết các vụ tấn công qua địa chỉ IP và bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Trung Quốc. Khi tài liệu được tải xuống từ Nortel, nó chủ yếu được chuyển đến một ISP ở Thượng Hải.

Trong một báo cáo năm 2013 của công ty an ninh mạng Mandiant, tiết lộ sự tồn tại của một tổ chức gián điệp Internet lớn ở Thượng Hải, có thể là "Đơn vị 61398" của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Mandiant đã theo dõi dữ liệu của 141 công ty trong 20 ngành công nghiệp lớn.

Hầu hết dữ liệu nhạy cảm bị đánh cắp của Nortel bao gồm các tài liệu trình bày công nghệ Nortel hiện tại và hướng đi của các sản phẩm khác nhau cùng các thiết kế mạng, tài liệu kỹ thuật về các khía cạnh của mạch quang…

Đặc biệt một tài liệu do tin tặc lấy vào năm 2004 được gọi là “dữ liệu tốc độ cao qua UMTS Quad”. Bốn năm sau, Huawei đánh bại Nortel trong hợp đồng Telus /Bell. Đây là dự án lớn đầu tiên của họ ở Bắc Mỹ, liên quan đến một hình thức truyền dữ liệu di động được gọi là dịch vụ viễn thông di động toàn cầu - UMTS.

Giám đốc điều hành của Nortel - Frank Dunn.

Giám đốc điều hành của Nortel - Frank Dunn.

Cuối cùng, Shields khẳng định chính phủ Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn các hệ thống nội bộ của Nortel. Sau mười năm tấn công mạng, họ có thể thấy mọi thứ Nortel đang làm. Vụ xâm nhập này ngấm ngầm đến mức các kỹ thuật viên ở Trung Quốc có thể gửi các gói dữ liệu Nortel bị đánh cắp được mã hóa tới Thượng Hải và Bắc Kinh, bằng cách gửi các lệnh Internet tới một “cửa sau” được chôn trong máy tính Nortel.

Đã từng có thời điểm, Nortel nhận thấy có các phiên bản nhái của một số sản phẩm của mình tại các thị trường châu Á, họ đã cân nhắc việc khởi kiện, nhưng không hiểu sao sau đó lại từ bỏ việc đó.

Mặc dù Shields không thể chứng minh rằng Huawei được hưởng lợi từ vụ hack, nhưng có một sự thật là sau cái chết của Nortel, Huawei đã nhanh chóng vươn lên trở thành gã khổng lồ viễn thông trên toàn thế giới. Công ty Trung Quốc này đã chiếm lấy những khách hàng lớn nhất của Nortel, chiêu mộ những kỹ sư hàng đầu của Nortel.

Huawei đang tỏ ra rất mạnh trong sự kiểm soát đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của thời đại kỹ thuật số. Họ sản xuất và bán các bộ định tuyến, máy chủ lưu trữ dữ liệu, linh kiện cáp quang, ăng-ten radio, các trạm phát sóng không dây, thiết bị thu nhận tín hiệu và cả phần mềm để quản lý tất cả những thứ này. Họ có thể xây dựng mạng lưới viễn thông ở bất kỳ đâu trên Trái đất này, kể cả trên đỉnh núi Everest, sa mạc Sahara hay Bắc Cực.

Thời điểm này, nước Mỹ có lẽ đã học được nhiều điều từ “cái chết” của Nortel, họ đang tìm mọi cách để tấn công Huawei, từ việc đưa vào danh sách đen, cấm các công ty công nghệ hợp tác và chặn đứng nguồn cung ứng chip với Huawei. Tất cả đều nhằm ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của Huawei.

Có thể nói, dù sau rất nhiều cuộc điều tra, người ta vẫn không thể kết luận được nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ của Nortel. Tất cả đều cho rằng, sự ngạo mạn và chủ quan của Nortel đã khiến họ phải trả giá, cùng với đó là sự lớn mạnh đến bất ngờ của Huawei cũng là một trong những nguyên nhân đó. Đã hàng thập kỷ trôi qua, mọi thứ đã dần chìm vào quên lãng, liệu có một sự thật nào được phơi bày trong những thời gian tới?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bí ẩn “cái chết” của Nortel (Kỳ 3): Bàn tay của Huawei? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713948829 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713948829 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10