Liệu có phải là điệp vụ của nước ngoài nhằm thu thập các thông tin tối mật từ nước Anh?
Bộ trưởng Y tế Anh quốc, Matt Hancock đã nộp đơn từ chức sau khi bị rò rỉ clip ôm hôn nữ trợ lý của mình. Một chiếc camera nào đấy đã tồn tại trong phòng riêng của Bộ trưởng, không ai biết cho đến khi sự việc bị phát hiện.
Bê bối của Hancock làm rúng động toàn bộ nội các Anh. Nhiều giả thiết được đặt ra, trong đó đấu đá nội bộ là kịch bản đầu tiên được nghĩ đến. Bởi ông Hancock vốn là nhân vật trung tâm trong nỗ lực chiến đấu với COVID-19 của Chính phủ Anh.
Nhưng “bê bối Hancock” cũng thật đáng nghĩ suy về văn hóa quan trường ở phương Tây khi đối chiếu so sánh với nhiều quốc gia khác. Sự đoạn tuyệt nhẹ nhàng và dứt khoát với quyền lực khi không còn đủ uy tín.
Như một đặc trưng ở các thể chế đa đảng, lực lượng chính trị đối lập, Công đảng Anh nhanh chóng chớp cơ hội tấn công vào nội các ông Boris Johnson. Đảng này thúc giục chính phủ mở cuộc điều tra về việc Hancock bổ nhiệm cô trợ lý “cây nhà lá vườn”, cả hai là bạn học ở Đại học Oxford!
Những vấn đề nội bộ của nước Anh bắt đầu phát lộ trong quá trình Brexit (rời Liên minh châu Âu), nội các chia rẽ trầm trọng, các Bộ trưởng chia làm 2 phe, ủng hộ và không ủng hộ Brexit.
Trong vòng mấy năm, đã có 3 đời Thủ tướng rời ngôi nhà số 10 phố Downing khi chưa hết nhiệm kỳ, ông David Cameron, bà Therasa May và bây giờ người đương nhiệm Boris Johnson bị đề nghị “hãy trở thành Thủ tướng tại vị trong thời gian ngắn nhất”.
Mặc dù được công nhận là hình mẫu chống dịch, nhưng Anh quốc là một trong những nơi có số lượng tử vong cao nhất thế giới với hơn 128.000 ca. Đây là lý do mà ông Hancock bị chỉ trích do điều hành chậm chạp chương trình xét nghiệm, nói dối về tình trạng thảm khốc do đại dịch tại các cơ sở dưỡng lão và tình trạng thiếu trang bị bảo hộ cá nhân.
Nhưng điều mà chính phủ ông Johnson lo lắng nhất là nguồn gốc và động cơ clip bị phát tán. Liệu có phải là điệp vụ của nước ngoài nhằm thu thập các thông tin tối mật từ nước Anh? Nếu có, lực lượng này đến từ đâu? Sử dụng thông thông tin này nhằm mục đích gì?
Điệp vụ theo dõi diễn ra khá phổ biến ở phương Tây, năm 2013 nước Mỹ bàng hoàng vì hàng chục triệu thuê bao di động là khách hàng của nhà mạng Verizon bị nghe lén.
Không lâu sau, báo Washington Post lôi ra ánh sáng vụ NSA (Cơ quan An ninh Hoa Kỳ) và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn để lấy thông tin của người sử dụng Internet.
Rất khó tin, NSA đã theo dõi Thủ tướng Đức suốt 10 năm trời, 125 số điện thoại của các quan chức chính phủ Đức. Những nhân vật bị theo dõi là những phụ tá, cố vấn hàng đầu cho Thủ tướng Đức trong các vấn đề đối ngoại và tình báo.
Liệu rằng, tự do, nhân quyền có thật sự tồn tại ở các nền dân chủ phương Tây?
Có thể bạn quan tâm
Hậu Brexit: Nước Anh và cú chuyển hướng sang Châu Á (Bài 1)
07:00, 11/03/2021
Hậu Brexit: Nước Anh và cú chuyển hướng sang Châu Á (Bài 2)
06:00, 15/03/2021
Nước Anh làm gì để phản ứng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông?
05:05, 28/05/2021
Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?
05:00, 08/06/2021
"Tương lai" nước Anh tiếp tục bị trì hoãn
07:00, 20/10/2019
Tiếp tục lùi Brexit: Mớ bòng bong bao trùm nước Anh!
07:00, 29/10/2019