BOT thua lỗ, khó – khổ đừng “đổ” lên ai

GIA NGUYỄN 15/05/2021 11:30

COVID-19 là ảnh hưởng chung của nền kinh tế, việc các nhà đầu tư BOT bị giảm doanh thu, thiệt hại không thể đổ lên đầu người dân, doanh nghiệp vận tải hay đòi hỏi Nhà nước hỗ trợ…

Như đã thông tin, ảnh hưởng của đại dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu đi lại giảm đáng kể, kéo theo đó nhiều dự án BOT giao thông ngày càng rơi vào tình cảnh thua lỗ, khi doanh thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tại các ngân hàng, thế nhưng, theo các chuyên gia, không vì cứu các doanh nghiệp BOT mà đòi tăng phí, đẩy khó cho doanh nghiệp vận tải và người dân, hay đòi Nhà nước phải hỗ trợ.

Theo đó, không ít nhà đầu tư dự án BOT kêu cứu như dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình do liên danh Tổng Công ty 36, Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc làm nhà đầu tư, trạm thu phí Km 42+730, Quốc Lộ 6 thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chính thức thu phí từ ngày 20/10/2015.

trạm thu phí Km 42+730, Quôc Lộ 6 thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Không ít doanh nghiệp kêu khó - khổ vì doanh thu sụt giảm vì lượng phương tiện thấp hơn so với dự tính ban đầu - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ngay từ thời điểm bắt đầu thu phí đã xảy ra tình trạng người dân tụ tập, dàn phương tiện quanh trạm cản trở, gây tắc nghẽn giao thông và làm mất an ninh trật tự. Để đảm bảo an ninh trật tự, nhà đầu tư đã buộc phải tạm thời miễn thu phí đối với các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú xung quanh trạm với số lượng hơn 1.000 xe, chỉ tiến hành thu 30% mức phí (từ 01/01/2017) với một số loại xe.

Theo phương án tài chính của hợp đồng BOT, doanh thu thu phí của dự án phải đạt ít nhất hơn 130 tỷ đồng, nhưng số thu thực tế chỉ đạt hơn 70 tỷ đồng (đạt khoảng 55%).

Tương tự, các nhà đầu tư dự án BOT Xây dựng cầu Bạch Đằng thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tổng mức đầu tư lên tới 7.277 tỷ đồng cũng gửi văn bản kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ.

Theo các doanh nghiệp này, do doanh thu không đủ để trả lãi vay ngân hàng, nên doanh nghiệp dự án đang phải sử dụng vốn tự có để bù đắp khoản lãi vay là 320 tỷ đồng và dự kiến mỗi tháng tiếp theo phải chi thêm khoảng 22 tỷ đồng/tháng, doanh nghiệp dự án sẽ không còn khả năng chi trả và đứng trước nguy cơ phá sản(?).

Thế nhưng, theo các chuyên gia, COVID-19 gây ảnh hưởng chung đến nền kinh tế, không chỉ riêng một doanh nghiệp nào, nếu “giải cứu” các doanh nghiệp BOT bằng việc tăng phí hay hỗ trợ từ Nhà nước sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho nhiều doanh nghiệp khác.

COVID-19 gây ảnh hưởng chung đến nền kinh tế, không thể vì doanh nghiệp BOT mà gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải và người dân hay đòi hỏi sự hỗ trợ từ Nhà nước - Ảnh minh họa

COVID-19 gây ảnh hưởng chung đến nền kinh tế, không thể vì doanh nghiệp BOT mà gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải và người dân hay đòi hỏi sự hỗ trợ từ Nhà nước - Ảnh minh họa

Thông tin với báo chí ông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc các nhà đầu tư BOT giao thông đề xuất cho phép tăng phí là không hợp lý bởi khi đầu tư BOT, doanh nghiệp phải thực hiện theo hợp đồng, mọi vấn đề phát sinh phải được quyết dựa trên các căn cứ hợp đồng đã đưa ra. Trường hợp dịch bệnh xảy ra bất ngờ làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp BOT thì phải xem xét trong hợp đồng có điều khoản, quy định nào về việc Nhà nước sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp hay không? Nếu có thì theo hình thức nào, Nhà nước chia sẻ bao nhiêu phần và doanh nghiệp BOT phải chịu bao nhiêu phần?

Cũng theo ông Bùi Danh Liên, những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh rất khó tránh khỏi và ai cũng cần được chia sẻ, hỗ trợ, nhưng nguồn hỗ trợ đó lấy từ đâu và ai sẽ phải bỏ ra? Chắc chắn không thể vì cứu các doanh nghiệp BOT mà đòi tăng phí, đẩy khó cho doanh nghiệp vận tải và người dân, hay đòi Nhà nước phải chi tiền.

Còn theo Chuyên gia kinh tế - Vũ Đình Ánh, cần xem lại năng lực nhà đầu tư, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp BOT đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi bị hụt thu do lưu lượng xe không được như kỳ vọng và phải giảm phí cho một số đối tượng là bởi không có vốn, phải vay ngân hàng.

“Trong thời điểm bùng phát các đợt dịch COVID-19, rõ ràng bất cứ doanh nghiệp nào cũng đối mặt với khó khăn, thậm chí phá sản. Do đó, rất cần các gói hỗ trợ của Nhà nước dành cho doanh nghiệp mọi ngành nghề để chống chọi qua giai đoạn khó khăn, nhưng chính sách hỗ trợ phải là chính sách chung, không phân biệt loại hình, thành phần và hình thức đầu tư để bảo đảm công bằng, hợp lý, vì vậy, không có lý do gì để doanh nghiệp BOT kiến nghị chính sách hỗ trợ riêng”, ông Vũ Đình Ánh phân tích.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà đầu tư BOT “mắc cạn” - Hậu quả của cách làm thiếu minh bạch

    Nhà đầu tư BOT “mắc cạn” - Hậu quả của cách làm thiếu minh bạch

    04:30, 14/05/2021

  • “Đề xuất cứu các nhà đầu tư BOT thua lỗ không thuyết phục”

    “Đề xuất cứu các nhà đầu tư BOT thua lỗ không thuyết phục”

    04:50, 13/05/2021

  • BOT – Vì đâu nhiều hệ lụy?

    BOT – Vì đâu nhiều hệ lụy?

    04:30, 12/05/2021

  • Vụ “BOT” lạ trên sông Cà Lồ tại huyện Sóc Sơn: Lãnh đạo TP.Hà Nội yêu cầu kiểm tra, làm rõ

    Vụ “BOT” lạ trên sông Cà Lồ tại huyện Sóc Sơn: Lãnh đạo TP.Hà Nội yêu cầu kiểm tra, làm rõ

    04:40, 07/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
BOT thua lỗ, khó – khổ đừng “đổ” lên ai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO