"Bùng nổ" điện mặt trời: Mặt trái ám ảnh châu Âu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/06/2024 03:00

Bài toán an ninh năng lượng lại hiện hữu với châu Âu khi điện mặt trời phải bán với giá âm do sản lượng điện mặt trời tăng vọt.

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Âu

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Âu.

>>Thế giới vẫn đầy trắc trở với năng lượng tái tạo

Châu Âu là khu vực đầu tiên trên thế giới đạt được bước tiến vượt bậc về công suất sản xuất điện mặt trời, tăng hơn gấp đôi lên 263 GW trong giai đoạn 2019-2023. Chỉ riêng trong năm 2023, có thêm 306.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt trung bình mỗi ngày ở EU.

Sản lượng điện dư thừa, các công ty sản xuất điện mặt trời phải trả thêm tiền cho khách hàng mua sỉ. Nếu không, những cánh đồng điện mặt trời sẽ dừng hoạt động.

Đây là gọi là “giá điện âm”, điều này đã xảy ra ở Đức, Tây Ban Nha, Pháp, và Anh. Với tiến trình xanh hóa ngành điện nhanh chóng, châu Âu dự kiến sẽ là khu vực tiên phong đạt được mục tiêu giảm phát thải.

Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi châu lục này đã đoạn tuyệt với nguồn khí đốt, dầu mỏ Nga qua đường chính ngạch - an ninh năng lượng luôn là vấn đề sống còn với người dân và chính phủ “lục địa già”. Tuy vậy, “gót chân asin” của điện “sạch” cũng không hề đơn giản.

Phần lớn thiết bị, linh kiện xây dựng một dự án điện mặt trời tại châu Âu hầu hết được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nói cách khác, lục địa này không thể tự chủ chuỗi cung ứng sản phẩm kinh tế xanh.

Pin mặt trời giá rẻ từ Trung Quốc là nguồn gốc bùng nổ điện mặt trời tại EU, nhưng chính yếu tố này đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu thua ngay trên sân nhà nếu cạnh tranh về mặt giá cả.

Một báo cáo hồi đầu năm nay của Ủy ban châu Âu cho biết, các công ty Trung Quốc có thể sản xuất tấm pin mặt trời với công suất phát điện từ 16 đến 18,9 cent/watt. Trong khi đó, các công ty châu Âu tốn 24,3-30 cent/watt; còn các công ty Mỹ mất khoảng 28 cent/watt.

Khai thác đất hiếm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Khai thác đất hiếm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

>>AI mở "cánh cửa" cho năng lượng hạt nhân mới

Khi Mỹ sốt sắng đánh thuế pin Trung Quốc, châu Âu rơi vào thế bị động. Nếu chi phí dự án điện “sạch” tăng lên, công suất dư thừa, thì "cái chết" gần hơn với những nhà máy điện. 

Đó là chưa tính đến yếu tố rủi ro thứ cấp trong môi trường thương mại xuyên biên giới bấp bênh như hiện nay. Kịch bản rất xấu nếu Bắc Kinh đột ngột ngừng xuất khẩu pin mặt trời sang châu Âu, hoặc tăng giá.

Kadri Simson, Ủy viên Năng lượng châu Âu, thừa nhận: “Có nhiều đề xuất khác nhau về cách chúng tôi có thể hỗ trợ ngành công nghiệp của mình, nhưng rõ ràng là chúng tôi không thể đóng cửa biên giới vì chúng tôi cần các tấm pin mặt trời từ Trung Quốc”.

Lục địa này dường như không thể gây dựng chuỗi cung ứng sản xuất thiết bị cho ngành năng lượng mới do tài nguyên khan hiếm; hệ thống pháp lý rất ngặt nghèo về bảo vệ môi trường; quyền con người được đề cao.

Ví dụ, để làm pin lithium phải khai thác đất hiếm và rất nhiều kim loại vi lượng hiếm. Tuy nhiên, hoạt động này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trung Quốc đã đánh đổi không ít để đạt được vị thế như ngày nay.

Các ngành công nghiệp của châu Âu chủ yếu sản xuất bên ngoài lãnh thổ, những nơi có lợi thế lao động, chi phí thuế ưu đãi. Nhưng môi trường đầu tư ngày nay đã khác. Những xu hướng được nhắc đến như “friendshoring”, “nearshoring”.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành ô tô châu Âu

    Ngành ô tô châu Âu "nổi giận", EU sẽ đảo ngược chính sách thuế?

    03:00, 19/06/2024

  • Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?

    Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?

    04:00, 15/06/2024

  • Mỹ không dễ đánh thuế pin mặt trời Trung Quốc

    Mỹ không dễ đánh thuế pin mặt trời Trung Quốc

    04:00, 27/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Bùng nổ" điện mặt trời: Mặt trái ám ảnh châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO