"Bước đi" mới của Trung Quốc trong nỗ lực hàn gắn với châu Âu

Diendandoanhnghiep.vn Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ sự hợp tác mới với các quan chức cấp cao của Đức và Pháp trong nỗ lực nhằm khôi phục quan hệ của Trung Quốc với châu Âu.

>> Trung Quốc đang toan tính gì ở châu Âu?

Vương Nghị

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị An ninh Munich 

Mới đây, tại cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz bên lề Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Bắc Kinh đã sẵn sàng tái khởi động toàn diện và mở rộng hợp tác cùng có lợi với Đức nói riêng và châu Âu nói chung.

Xung quanh vấn đề Ukraine, ông Vương Nghị tái khẳng định Trung Quốc chủ trương yêu cầu các bên sớm ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường liên lạc với các nước châu Âu, trong đó có Đức thúc đẩy tình hình sớm trở nên lắng dịu.

Trước đó, hãng tin AP đưa tin, Tổng thống Pháp và ông Vương Nghị cũng đã đặc biệt thảo luận về hậu quả của chiến sự  Nga -Ukraine liên quan đến vấn đề an ninh lương thực và tài chính đối với các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Hai bên đã bày tỏ có “cùng mục tiêu đóng góp cho hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".

Đặc biệt, ông Vương Nghị đã khẳng định, quan hệ với Pháp sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU) và có những đóng góp mới trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế và giải quyết các thách thức toàn cầu.

Có thể thấy, chuyến công du của ông Vương Nghị đã cho thấy phần nào nỗ lực của Trung Quốc thắt chặt quan hệ hơn với châu Âu khi nước này đang trong mối quan hệ căng thẳng với Mỹ về thương mại, kinh tế, công nghệ và địa chính trị. Những căng thẳng đó đã trở nên tồi tệ hơn trong những tuần gần đây khi Washington quyết định bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang cố gắng khôi phục các mối quan hệ đã bị tổn hại ở châu Âu. EU đã yêu cầu Trung Quốc không ủng hộ Nga trong cuộc chiến tại Ukraine. Bên cạnh đó, một số quốc gia trong khối cũng đã lên án Trung Quốc trong một số vấn đề được cho là "lằn ranh đỏ" của nước này như vấn đề nhân quyền đối với người Tây Tạng... 

Ông Stephen Nagy, Phó giáo sư cao cấp về chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo, cho biết, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ đã gây thù địch với quá nhiều quốc gia cùng một lúc, đặc biệt là với một số nước phát triển mà ngày nay vẫn là đối tác kinh tế và thương mại chính của họ.

>> Trung Quốc rút ra bài học nào từ chiến sự Nga - Ukraine?

Tổng thống Pháp Macron tiếp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị ngày 15/2 tại Paris.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị ngày 15/2 tại Paris.

“Tôi nghĩ Trung Quốc đang ở một vị trí rất khó khăn. Trung Quốc đã đánh mất rất nhiều thiện chí trong quan hệ với châu Âu và họ nhận thấy rằng điều quan trọng hiện nay là cần phải xây dựng lại mối quan hệ đó vì EU hiện đang liên kết rất chặt chẽ với Mỹ", ông Nagy nói.

Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh hy vọng họ sẽ không trở thành đối thủ của mọi quốc gia ở phương Tây và cũng không muốn bị cô lập tại các diễn đàn đa phương. Trên thực tế, Bắc Kinh đã cho thấy sự thay đổi ít nhiều khi nhắc tới cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong những tháng gần đây.

Tương tự, ông Wang Yong, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: “Nhiệm vụ rất quan trọng của Trung Quốc hiện nay là thể hiện với các nước châu Âu rằng Trung Quốc có quan điểm trung lập và chiến tranh tại Ukraine nên kết thúc sớm”.

Có khả năng, Bắc Kinh sẽ cố gắng trấn an các đối tác châu Âu rằng họ sẵn sàng sử dụng mối quan hệ thân thiết với Moscow để kiềm chế khả năng Tổng thống Putin sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết Trung Quốc sẽ cần thời gian để “giành lại EU”, đặc biệt nếu họ muốn các nhà lãnh đạo châu Âu trở thành “con bài thương lượng" chung chống lại Mỹ”. Ông Wang đánh giá thêm, Trung Quốc có nhiều khả năng thành công trong việc khôi phục mối quan hệ ngoại giao thông qua việc đẩy mạnh thương mại và đầu tư.

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và Bắc Kinh có thặng dư thương mại lớn với khối này. Tương tự, một số công ty hàng đầu của châu Âu được xếp hạng trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. "Các nước châu Âu lđang hy vọng tái hợp tác với Trung Quốc khi họ phải đối mặt với một loạt vấn đề như khủng hoảng năng lượng và áp lực phục hồi kinh tế. Các mối quan hệ chắc chắn đang phục hồi nhưng chúng có thể đi bao xa, chúng ta không nên kỳ vọng quá cao", ông Wang nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Bước đi" mới của Trung Quốc trong nỗ lực hàn gắn với châu Âu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713898005 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713898005 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10