Bước tiến mới hoàn thiện chuỗi logistics nông sản Cần Thơ

Thu Duyên 16/07/2022 00:06

Năm 2023, Cần Thơ sẽ có trung tâm chiếu xạ quy mô lớn với công suất dự kiến 50.000 tấn/năm. Đây là trung tâm chiếu xạ đa năng, gồm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất của hệ thống logistics ĐBSCL chính là kết nối sản xuất tới tiêu dùng cùng với dịch vụ chiếu xạ và kho bãi, đồng thời giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy cảng Cần Thơ phát triển.

https://diendandoanhnghiep.vn/trung-tam-nong-san-dbscl-mo-hinh-nao-phu-hop-226796.html

https://diendandoanhnghiep.vn/logistics-cho-nong-san-dbscl-lien-ket-phat-trien-logistics-lien-vung-224032.html

Công nghệ chiếu xạ - mắt xích trong chuỗi xuất khẩu hàng nông sản

Ngày 14/7, tại khu vực Cảng Cái Cui, thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, Công ty cổ phần Chiếu xạ Cần Thơ khởi công xây dựng Cụm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ công nghiệp đa năng Cần Thơ nằm trên diện tích gần 2ha, dự kiến được xây dựng thành trung tâm logistics với đầy đủ chức năng: vận tải, phân phối, lưu trữ, chiếu xạ.

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Chiếu xạ Cần Thơ, công nghệ chiếu xạ sẽ sử dụng nguồn Cobalt-60 và máy gia tốc, hai loại công nghệ phổ biến trên thế giới. VINAGA1 được thiết kế và chế tạo theo các tiêu chuẩn của máy chiếu xạ công nghiệp với các tính năng an toàn, đáp ứng các quy định về máy chiếu xạ công nghiệp của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và của Việt Nam. VINAGA1 do Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ thuộc Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam thiết kế và chế tạo.

hdsmdm

Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất của hệ thống logistics ĐBSCL và giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Máy chiếu xạ VINAGA1 được thiết kế và chế tạo cho mục đích vừa chiếu xạ khử trùng các vật phẩm y tế, vừa có thể thanh trùng các mặt hàng thực phẩm. Ngoài ra, máy còn có thể được sử dụng cho các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ bức xạ.

Mục tiêu tương lai mà Công ty cổ phần Chiếu xạ Cần Thơ hướng đến là thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử, đưa khoa học công nghệ hạt nhân vào phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, ở Việt Nam, số lượng cơ sở chiếu xạ hàng hóa nông sản xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Thực tế, vấn đề công nghệ chiếu xạ là một "mắt xích" khá quan trọng trong chuỗi cung ứng và xuất khẩu hàng nông sản bởi nhiều thị trường khó tính chỉ chấp nhận sản phẩm đã qua chiếu xạ.

Trong bối cảnh đi tìm đầu ra ổn định cho nông sản Việt Nam, việc hình thành Cụm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ tại cảng Cần Thơ được kỳ vọng góp phần tháo gỡ điểm nghẽn của hệ thống logistics ĐBSCL, thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển.

Xóa bỏ rào cản chi phí logistics, đưa nông sản vươn xa

Cụm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ tại Cảng Cần Thơ khi đi vào hoạt động sẽ là một mắt xích hoàn thiện hệ thống logistics, kết nối sản xuất tới tiêu dùng cùng với dịch vụ chiếu xạ và kho bãi. Đồng thời, giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản ở ĐBSCL, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa qua Cảng Cần Thơ.

gjcfmcf

Cụm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ nằm ngay Cụm Cảng Cần Thơ là cơ sở để hàng hóa xuất nhập khẩu nông sản toàn vùng được xử lý tại cảng

Thực tế, ĐBSCL chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 70% lượng trái cây xuất khẩu và 65% lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Hàng năm, khu vực này có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu khoảng 18 triệu tấn. ĐBSCL chưa có các trung tâm chiếu xạ công suất lớn để đảm bảo nhu cầu nên doanh nghiệp phải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua các cảng lớn ở TP. Hồ Chí Minh và Cảng Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu), khiến chi phí vận tải cao hơn từ 10-40%, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Phát biểu tại lễ khởi công dự án, ông Nguyễn Trọng Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chiếu xạ Cần Thơ nhận định: Việc xây dựng Cụm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ nằm ngay Cụm Cảng Cần Thơ là cơ sở để hàng hóa xuất nhập khẩu nông sản toàn vùng được xử lý tại cảng, kết nối với hải quan và các phương thức khác, tạo ra điểm nhấn thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu thay vì phải vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ từng xe lên Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ra Bà Rịa-Vũng Tàu như trước đây.

Hiện nay, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiều chính sách khuyến khích việc xã hội hóa đầu tư các trung tâm chiếu xạ để hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành, người dân được hưởng lợi và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Việc xây dựng Cụm kho bãi và dây chuyền chiếu xạ tại cảng Cần Thơ là một bước tiến mới giúp Cần Thơ đảm trách vai trò trung tâm logistics vùng ĐBSCL, góp phần giải quyết đầu ra cho hàng nông sản của vùng đất nhiều tiềm năng này.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới chiếu xạ, tăng năng lực chiếu xạ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, điều quan trọng nhất để hoàn thiện chuỗi liên kết sản xuất bền vững chính là phát triển vùng nguyên liệu lớn và đảm bảo chất lượng để có thể xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Hàn Quốc...

Có thể bạn quan tâm

  • Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL

    Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL

    20:33, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Giải pháp cấp bách để phát triển bền vững

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Giải pháp cấp bách để phát triển bền vững

    12:08, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Khơi thông

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Khơi thông "dòng chảy" nông sản đất Chín Rồng

    11:00, 26/05/2022

  • LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Cần cơ chế đột phá thu hút đầu tư

    LOGISTICS CHO NÔNG SẢN ĐBSCL: Cần cơ chế đột phá thu hút đầu tư

    11:22, 26/05/2022

  • Trung tâm nông sản ĐBSCL: Mô hình nào phù hợp?

    Trung tâm nông sản ĐBSCL: Mô hình nào phù hợp?

    04:01, 12/07/2022

  • Trung tâm nông sản ĐBSCL: Băn khoăn nguồn nguyên liệu

    Trung tâm nông sản ĐBSCL: Băn khoăn nguồn nguyên liệu

    10:01, 11/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bước tiến mới hoàn thiện chuỗi logistics nông sản Cần Thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO