Cá tra Việt bước vào "cuộc chiến" mới

Diendandoanhnghiep.vn 20 năm qua cá tra là sản phẩm độc quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, con cá tra của Việt Nam đang bước vào một thách thức mới khi các nước đang đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Cạnh tranh gay gắt

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành cá tra Việt Nam đã trải qua 20 năm hình thành, phát triển và có những đóng góp rất quan trọng vào sự lớn mạnh của ngành nông nghiệp cả nước.

Cụ thể, từ chỗ xuất khẩu chỉ 1,65 triệu đô la Mỹ, chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản vào năm 1997, thì đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đã vượt mức 1,7 tỉ đô la, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản.

Trong 20 năm qua, có thể nói cá tra là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam trong cả nuôi lẫn chế biến, xuất khẩu

Trong 20 năm qua, có thể nói cá tra là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam trong cả nuôi lẫn chế biến, xuất khẩu

Trong 20 năm qua, có thể nói cá tra là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam trong cả nuôi lẫn chế biến, xuất khẩu và sản phẩm này đang ngày càng được thị trường ưa chuộng, nhất là với những thị trường như Mỹ, Trung Quốc - Hồng Kông, ASEAN...

Tuy nhiên, chính sức hấp dẫn đó cũng như việc đây là loại thủy sản khá dễ nuôi nên thời gian gần đây một số nước đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư phát triển loại thủy sản này, tạo áp lực cạnh tranh khá lớn đối với Việt Nam.

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, 7 tháng đầu năm 2018, ngành hàng cá tra phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Cụ thể là sự khủng hoảng cá tra giống và những rào cản từ thị trường nhập khẩu. Tại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao kỷ lục từ 3,87-7,74 USD/kg đã gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã rút ngắn thời hạn đánh giá tương đương, tổ chức thanh tra thực địa. Ngoài ra, xuất khẩu cá tra vào thị trường EU tiếp tục giảm sút. Đặc biệt thị trường Ả Rập Xê út tiếp tục tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản Việt Nam....

Riêng thị trường Trung Quốc vẫn đang là khách hàng tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam nhiều nhất nhưng đang có khả năng trở thành nhà cung cấp cá tra rất tiềm năng cho thế giới khi có thông tin cho biết nước này đã ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi thành công cá tra.

Bên cạnh đó, hiện một số nước đã đẩy mạnh phát triển loại thủy sản này như sản lượng nuôi tại Ấn Độ đã đạt 650.000 tấn/năm, Bangladesh 450.000 tấn tạo ra một rào cản lớn cho ngành cá tra về sau.

Cần đánh mạnh vào chất lượng

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, việc nhiều nước nhắm đến con cá tra sẽ khiến cho một số thị trường Việt Nam nhắm đến bị hạn chế.

Riêng đối với thị trường Trung Quốc, theo ông Hòe, từ việc quốc gia này có thu hoạch cá tra được nuôi ở Hải Nam, dù cần có thêm những kiểm tra, đánh giá sâu hơn, nhưng cho thấy với trình độ phát triển công nghệ hiện nay, rõ ràng sẽ có những ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của Việt Nam. Từ đó, ông Cẩm gợi ý Việt Nam cần “đánh” mạnh vào chất lượng thay vì số lượng.

Một vấn đề khác cũng là thách thức đối với ngành cá tra Việt Nam được Tổng thư ký VASEP nêu ra, đó là vấn đề kiểm soát chất cấm, chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi.

Theo ông, trong 2 năm gần đây, việc kiểm soát kháng sinh cấm Việt Nam đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên, do việc kiểm soát ngày càng “siết” chặt, cho nên, xuất hiện những bất cập, mà cụ thể là các chế phẩm gọi là "sinh học" lâu nay được mặc định là an toàn, không gây hại bị các nhà cung cấp cố tình đưa vào một số chất cấm. "Điều này, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dẫn đến việc xuất khẩu vào các thị trường gặp phải những khó khăn”, ông cho biết và nói rằng đây là vấn đề khá nghiêm trọng, là thách thức đối với ngành cá tra.

Ngoài ra, theo ông Hòe, việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thời gian qua cũng xảy ra những bất cập, nhất là xuất khẩu tiểu ngạch bằng đường bộ. “Việc này, chúng tôi có đề xuất nhiều lần liên quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc cấp chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu bằng đường bộ”, ông cho biết và nói rằng đây cũng là giải pháp để tạo công bằng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, ngăn chặn gian lận thương mại cũng như kiểm soát chất lượng để trên cơ sở đó giúp lành mạnh hóa sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc, góp phần phát triển thị trường ổn định, bền vững thời gian tới.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng để nâng cao sức cạnh tranh của cá tra Việt, chất lượng con giống là vấn đề cốt yếu. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đề xuất tạo con giống trái mùa với công nghệ cao, hạn chế dịch bệnh. Đồng thời đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ công tác truyền thông, quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cá tra Việt bước vào "cuộc chiến" mới tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713296998 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713296998 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10