Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam, SFV-Export.
>> Nâng cao giá trị nông sản, tận dụng lợi thế từ các FTA để "chiếm lĩnh" các thị trường xuất khẩu
Quá trình tuyển chọn doanh nghiệp được bắt đầu triển khai từ tháng 4/2022. Oxfam và VCCI đã tích cực tiếp cận các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các đối tác liên quan trong ngành hàng gia vị, rau quả để giới thiệu và mời các doanh nghiệp quan tâm nộp hồ sơ. Dự án đã nhận được 50 hồ sơ đăng ký tham gia từ các doanh nghiệp trong cả nước, với quy mô và ngành hàng kinh doanh khá đa dạng. Qua sàng lọc, đánh giá và phỏng vấn các doanh nghiệp, Dự án đã xác định 19 doanh nghiệp có nhu cầu phù hợp với các hỗ trợ của dự án và có tiềm năng để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như BRC, FairTrade.
Từ tháng 6-12/2022, Dự án cùng đơn vị tư vấn chuyên môn đã tiến hành khảo sát thực địa tại từng doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ khả thi trong việc đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn nêu trên. Căn cứ kết quả đánh giá và các yếu tố về thời gian, nguồn lực cần thiết của doanh nghiệp cũng như khả năng hỗ trợ của Dự án, 7 Doanh nghiệp đã tiếp nhận gói tư vấn chuyên sâu cho các tiêu chuẩn BRC, Fairtrade.
Dự án đã triển khai các khóa đào tạo về chủ đề "Nhận thức chung về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn cầu BRCGS Food phiên bản 9 (BRC Food Issue 9)", “Diễn giải chuyên sâu & Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn BRCGS Food Phiên bản 9", "Nhận thức chung về tiêu chuẩn FAIR TRADE INTERNATIONAL“ và "Tiêu chuẩn IFS VERSION 7” tại Hà Nội; TP Hồ Chí Minh, Pleiku, Gia Lai với sự tham gia của hàng trăm học viên đến từ các sở, ngành liên quan và DNNVV sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả, gia vị và các nhà cung cấp của các DNNVV này (các hợp tác xã).
Dự án đã triển khai huấn luyện chuyên sâu cho 7 doanh nghiệp đăng ký áp dụng tiêu chuẩn BRC. Các chuyên gia tư vấn làm việc với Ban giám đốc, bộ phận nhà máy để rà soát các nội quy An toàn thực phẩm, xây dựng quy chế lao động, các hồ sơ ... theo tiêu chuẩn BRCGS Version 9, đánh giá so sánh hiện trạng nhà máy sau đó xây dựng báo cáo chi tiết về các phần việc doanh nghiệp cần cải thiện, xây mới, cải tạo bổ sung…
Dự án đã khảo sát về hiện trạng công tác marketing của các doanh nghiệp tham gia dự án, trên cơ sở đó triển khai kế hoạch tư vấn về công tác xây dựng và triển khai kế hoạch marketing cho DN.
Bên cạnh đó dự án còn tổ chức các khóa học " Xuất khẩu rau quả và gia vị sang châu Âu: Thông tin thị trường và giải pháp Marketing hiệu quả" cho các học viên từ các DNNVV sản xuất, chế biến rau quả, gia vị. Các học viên tham gia khóa đào tạo đánh giá cao các kiến thức thực tế, cập nhật, phù hợp với doanh nghiệp ngành rau quả, gia vị.
Từ tháng 10/2022, Dự án bắt đầu triển khai xây dựng nền tảng số chuyên biệt nhằm cung cấp kiến thức đa dạng và hỗ trợ quảng bá, kết nối doanh nghiệp trong ngành hàng gia vị, rau quả với khách hàng EU. Dự kiến sẽ hoàn thiện trong Quý 1/2023.
Dự án thực hiện các bản tin hàng tháng cung cấp cho các doanh nghiệp các nội dung liên quan đến thị trường rau quả và gia vị EU như tổng quan thị trường rau quả, gia vị, xu hướng tiêu dùng, các quy định và yêu cầu của thị trường EU; giới thiệu các tiêu chuẩn BRC, IFS, Fairtrade; tổng quan tình hình xuất khẩu rau quả, gia vị của Việt Nam sang EU....
Dự án đã biên soạn hai cuốn Sổ tay cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng EVFTA để tăng cường xuất khẩu Gia vị, Rau quả Việt Nam sang EU. Sổ tay tóm tắt và diễn giải chi tiết, đầy đủ các cam kết EVFTA liên quan đến ngành gia vị, rau quả từ đó phân tích các cơ hội và thách thức từ các cam kết này và đưa ra các khuyến nghị cụ thể, thiết thực cho ngành gia vị, rau quả Việt Nam.
Dự án đã tiến hành khảo sát vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp được tuyển. Căn cứ nhu cầu của từng doanh nghiệp dự án hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm như sau:
- Quay video clip truyền thông về doanh nghiệp và sản phẩm.
- Xây dựng clip tham quan nhà máy.
- Thông tin về doanh nghiệp.
- Số hoá dữ liệu về các sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.
Hồ sơ kỹ thuật số của doanh nghiệp sẽ được đăng tải trên nền tảng số chuyên biệt nhằm kết nối các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu, phân phối của EU.
Các khóa tập huấn tập trung vào chủ đề Xuất khẩu rau quả và gia vị sang châu Âu: Thông tin thị trường & Giải pháp Marketing hiệu quả”, “Hướng dẫn đăng ký bảo hộ, quản trị và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam tại thị trường EU” đã thu hút gần 100 học viên từ gần 40 Doanh nghiệp tham gia, giúp doanh nghiệp nắm được kiến thức cơ bản về các quy định pháp lý, các yêu cầu của EVFTA liên quan đến vấn đề nhãn hiệu, thị trường…
Có thể bạn quan tâm