“Cài cắm” điều kiện kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Có những Thông tư ban hành điều kiện kinh doanh “công khai”, hoặc ở dạng “ẩn”, lồng ghép trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. 

>>Lo ngại tình trạng chất lượng thông tư kém “cản đường” doanh nghiệp

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Uy – Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Thậm chí, có ý kiến cho rằng một số Thông tư đang “cản đường” doanh nghiệp, thưa ông?

Không thể phủ nhận với những cải cách mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ trong những năm gần đây, chất lượng chính sách dành cho doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực này, vẫn còn đó một số chính sách khiến cộng đồng doanh nghiệp vô cùng quan ngại.

Đặc biệt là việc một số Thông tư còn cài cắm điều kiện kinh doanh, quy định thiếu thực tế, chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro, gây tốn kém, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất – kinh doanh ngay từ Dự thảo.

- Mới đây cả Eurocham và Amcham đều có kiến nghị về một thông tư của Bộ Y tế. Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?

Đó là Dự thảo Thông tư ghi nhãn Dinh dưỡng được Bộ Y tế dự định ban hành trong năm 2022. Eurocham và Amcham gửi kiến nghị do nhiều quy định chưa phù hợp với khu vực và quốc tế. Cụ thể, về cách ghi, Điều 6 của Dự thảo bắt buộc ghi cả hai cách: 1 – theo khối lượng (g, mg); 2 – theo phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu tính theo 2000 kcal, trong khi Singapore, Malaysia, Nhật Bản chỉ ghi theo 1 cách (cách 1), khuyến cáo quốc tế của Tổ chức tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) thì chỉ bắt buộc ghi theo cách 1, còn cách 2 là tự nguyện.

Hay như nội dung về giá trị dinh dưỡng tham chiếu: Dự thảo yêu cầu ghi 6 giá trị, trong đó 3/6 giá trị khác hoặc không có trong Codex,… trong khi Singapore, Malaysia, Nhật Bản đều không yêu cầu ghi.

 Thông tư yêu cầu ghi nhãn các chỉ tiêu dinh dưỡng phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Thông tư yêu cầu ghi nhãn các chỉ tiêu dinh dưỡng phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Dự thảo đã đưa ra, các doanh nghiệp sẽ phải tốn hàng trăm tỷ mỗi năm để đi kiểm nghiệm và thay nhãn, ảnh hưởng đến chủ trương “Mỗi xã 1 sản phẩm” và “OCOP” của Chính phủ, vì thành phần dinh dưỡng của nông sản thay đổi theo mùa, theo thời tiết, thời điểm thu hoạch, nên sẽ phải làm liên tục các kiểm nghiệm và thay đổi bao bì liên tục, gây tốn kém và đình đốn sản xuất…

>>Thông tư không được ban hành điều kiện kinh doanh cho trung tâm thương mại

- Vẫn câu chuyện “thông tư bẻ luật” được biết doanh nghiệp cũng đang kiến nghị về một thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, thưa ông?

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải (EPR) dự kiến được ban hành vào cuối năm 2022, cũng đã và đang cho thấy nhiều bất cập, không tương thích với Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì”, Luật không quy định sử dụng đóng góp của doanh nghiệp cho mục đích khác.

Trong khi, Dự thảo quy định, chi phí quản lý, điều hành văn phòng EPR Việt Nam bao gồm 11 loại chi phí, và chỉ có 01 loại “Chi phí liên quan đến hỗ trợ hoạt động tái chế” là đúng mục đích nêu trong Luật, còn 10/11 loại chi phí khác phục vụ cho “hoạt động gửi tiền”, “hội thảo, lễ tân, khánh tiết”, “hỗ trợ hoạt động Đảng, đoàn”…

Chưa kể, cơ cấu hoạt động của Văn phòng EPR cũng không đúng, làm tăng biên chế. Cụ thể, Nghị Định 08/2022/NĐ-CP quy định: “Văn phòng giúp việc cho Hội đồng EPR… làm việc theo chế độ kiêm nhiệm”, tuy nhiên, Dự thảo Thông tư lại quy định “Văn phòng EPR quốc gia… tự chủ về biên chế và tài chính”, lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm y tế, BHXH đầy đủ như biên chế…

- Kinh nghiệm quốc tế có thể áp dụng trong các trường hợp như thế này là gì, thưa ông?

Để xảy ra hiện trạng đã nêu, theo tôi nguyên nhân xuất phát từ việc một số cơ quan làm chính sách chưa áp dụng quản lý rủi ro, chưa có các báo cáo tác động chính sách đầy đủ; Một số trường hợp chưa có sự lắng nghe giữa cơ quan soạn thảo và đối tượng chịu tác động. Vì vậy, tôi xin có một số kiến nghị:

Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về xây dựng pháp luật; Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật theo hướng cải cách thể chế, cải cách TTHC, áp dụng quản lý rủi ro, chuyển sang hậu kiểm, và Chính phủ điện tử.

Đưa ra cơ chế để giám sát độc lập việc xây dựng văn bản pháp luật, sự độc lập giữa lập pháp và hành pháp (ví dụ: Trưởng ban biên soạn không nên là người của cơ quan thực thi mà là của cơ quan độc lập như Bộ Tư pháp);

Rà soát hàng năm các văn bản pháp luật theo từng cấp để phát hiện và khắc phục những điểm bất hợp lý hoặc mâu thuẫn; Quy định trách nhiệm với những trường hợp đưa ra văn bản trái luật, trái Nghị định; Tiếp tục tăng cường công tác phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội như VCCI…

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Cài cắm” điều kiện kinh doanh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711642288 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711642288 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10